Khoảng 1.200 người Việt Nam vừa bị bắt do nhập cư bất hợp pháp ở Nga. Những chỗ tạm giam đă chật ních nên Nga mở ra một khu lán trại tập trung cho họ.
Chiến dịch chống kiều dân bất hợp pháp ở Moscow bắt đầu sau vụ một gây gổ ngày 27/7: Cảnh sát đă đến chợ Matveev để bắt Mahomed Mahomedov, kẻ bị t́nh nghi thực hiện hành vi cưỡng dâm. Những người họ hàng từ Dagestan của người này can thiệp và kết quả là một cảnh sát phải nhập viện v́ chấn thương sọ năo. Băng ghi h́nh về vụ lộn xộn phát tán trên internet. Tổng thống Nga Vladimir Putin triệu tập họp khẩn cấp về vấn đề h́nh sự ở các tụ điểm buôn bán lớn.
Từ ngày 29/7, cảnh sát bắt đầu đột kích các khu chợ ở thủ đô. Mặc dù có những người tham gia vụ ẩu đả đă là công dân Nga, dân nhập cư bất hợp pháp là những người bị cảnh sát bắt trước hết. Tại một nơi khác, khu vực kho ở ngơ Irtuishkj, 1.400 người bị bắt cùng một lúc, phần lớn trong số này là người Việt Nam. Tất cả số người này làm việc ở các “xưởng may đen”.

200 lều bạt được dựng lên trên mặt đường nhựa, chứa được khoảng 900 người.
Cả 3 điểm tạm giam nhập cư bất hợp pháp ở thủ đô bỗng chốc chật ních. “Người bị giam ở các đồn cảnh sát, ‘chuồng khỉ’, trong cả các pḥng làm việc. Mất vệ sinh kinh khủng- hàng chục người nhét vào những chỗ chật chội, không có chỗ rửa ráy” - lănh đạo trung tâm thông tin pháp luật “Kiều dân và pháp luật” Gavar Djuraeva nói với phóng viên của Kommersant – “Tùy trực ban ở đồn cảnh sát, người th́ cho phép liên lạc, người tịch thu cả chăn đắp”.
Theo lời bà Djuraeva, những người nhập cư ấy sẽ bị giam giữ cho đến khi ra ṭa, sau đó, c̣n ít nhất là 10 ngày kháng cáo, “họ muốn về nước, họ có tiền mua vé, nhưng họ chưa được về”.
Kết quả là lănh đạo Nội vụ Liên bang tại Moscow tiến tới quyết định chưa từng có - bên cạnh những xưởng may, nơi những người Việt Nam từng làm việc, ở ngơ Irtuishskj, họ mở ra một khu tập trung lán trại cho những người bị bắt.
Ngay trên mặt đường nhựa có 200 lều bạt quân sự. Những người bị bắt, phần lớn là người Việt Nam, vài người Ai cập, Siri, có cả người Afgannistan, ngủ trên những chiếc giường 2 tầng. Trong số họ có cả gia đ́nh có trẻ nhỏ chơi ở cửa lều.
Bên cạnh bức tường dày là có một trăm buồng vệ sinh tự hoại, xa hơn là dăy bếp dă chiến nấu kiều mạch với thịt hầm. Kommersant được cho biết, Cơ quan đối phó các t́nh huống khẩn cấp Moscow thực hiện công việc rất tốn kém này.

Người Việt được cho ăn kiều mạch, thứ mà dạ dày họ không quen
Khu tập trung được trù định cho 900 người. Trưa ngày 4/8 lănh đạo Nội vụ Liên bang tại Moscow cho biết trong các lều đă có hơn 500 người nước ngoài. Tuy nhiên, theo lời những người bảo vệ luật pháp, xe bus chở người bị bắt đến suốt ngày.
“Tiêu chuẩn mặt bằng không được tuân thủ, người trong các lều không đủ không khí để thở, mặt đường nhựa thay cho sàn nhà” - lănh đạo quỹ “Hỗ trợ công dân” Svetlana Gannushkina nói với Kommersant - “Người Việt được cho ăn kiều mạch, thứ mà dạ dày họ không quen, họ cần cơm, không th́ người nào cũng bị nôn mửa”.
Nhưng lời phàn nàn của những nhà hoạt động xă hội không phải ở chỗ đó. “Khu tập trung này không có qui chế pháp định nào cả, - bà Gannuishkina nói. – Theo luật, người bị mất tự do chỉ ở những nơi nhất định như đồn cảnh sát, nhà tù, nơi tiếp nhận đặc biệt. Thành ra, ở Moscow, ở chỗ chúng ta, nơi giữ những người mất tự do lại chẳng có cơ sở luật pháp”.
Thực thế, bộ phận báo chí của lănh đạo Bộ Nội Vụ Liên Bang tại Moscow không thể giải thích cho Kommersant cơ chế luật pháp của trại tập trung. Trưởng ban báo chí Andrej Galiakberov thông báo với Kommersant rằng “pḥng luật đang làm việc về vấn đề này” và yêu cầu gửi lời chất vấn chính thức.

Bên trong một căn lều.
Cùng lúc, Cơ quan kiều dân liên bang đă soạn thảo xong dự luật cần thiết để giải quyết vấn đề về giam giữ nhập cư bất hợp pháp. Tài liệu này nói về sự cần thiết thành lập ở Nga hệ thống toàn diện “các cơ quan giam giữ công dân nước ngoài thuộc diện trục xuất hành chính hoặc trục xuất khỏi biên giới Liên bang theo quyết định của ṭa”.
Hiện nay, ở Nga có 21 điểm tiếp nhận nơi đang giam giữ nhập cư bất hợp pháp. Các điểm tiếp nhận này do Bộ Nội vụ quản lư, nhưng từ ngày 1/1/2014, cơ quan kiều dân có trách nhiệm giải quyết những việc này. Trong tờ thuyết minh cho dự luật này, Cơ quan Kiều dân Liên bang đề nghị thành lập 83 tổ chức đặc biệt ở 81 chủ thể của Liên Bang Nga. Để thực hiện điều này cần tăng biên chế của bộ lên 4.661 cán bộ.
vnn