Trung Quốc đă tŕnh làng lực lượng pḥng vệ bờ biển tuần trước và lập tức phái 4 tàu, sơn đỏ, logo trắng và xanh, thực hiện mục tiêu mà họ gọi là tuần tra vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Thông điệp đưa ra rất rơ ràng: Trung Quốc sẽ dùng các tàu bán quân sự mới để gây sức ép với Nhật về vấn đề chủ quyền biển đảo vốn dĩ đang làm quan hệ hai nước ngày một xấu đi.

Ảnh: channelnewsasia
Việc sáp nhập 4 đơn vị hàng hải Trung Quốc vào một “siêu đơn vị” được công bố trong tháng 3. Trên thực tế, sự ra đời của lực lượng mới này đă tạo ra mối quan ngại trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương. Khả năng hàng hải của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng cùng với quyết tâm củng cố, tăng cường yêu sách chủ quyền ở Biển Đông cũng như Hoa Đông.
Số lượng lớn các tàu Trung Quốc và Nhật Bản ở một khoảng cách nguy hiểm tại Hoa Đông vào thời điểm căng thẳng lên cao xung quanh quần đảo tranh chấp đă rung hồi chuông báo động tại Washington về việc va chạm có thể dẫn tới xung đột lớn hơn.
Trong trường hợp leo thang, Mỹ có thể bị lôi vào cuộc chiến v́ hiệp ước pḥng thủ chung với Nhật buộc Washington cón bổn phận bảo vệ toàn bộ phần lănh thổ do Nhật quản lư. Một quan chức hải quân cấp cao Trung Quốc, Zhang Junshe, phó chủ tịch Viện nghiên cứu hải quân, đă hoan nghênh sự sáp nhập các lực lượng thực thi luật pháp hàng hải thành một đơn vị mới dưới quản lư của Cơ quan Hải dương Quốc gia Trung Quốc giống như việc tạo lập một “bàn tay sắt” thay thế các hoạt động không hiệu quả do nhiều cơ quan rải rác.
Trang bị ṿi rồng
Tại Washington, sự trỗi dậy của các lực lượng hàng hải Trung Quốc đang được dơi theo chặt chẽ. Các đồng minh của Mỹ trong khu vực - Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines - đều có tranh chấp với Trung Quốc về lănh thổ, biên giới hàng hải và quyền đánh bắt. Philippines c̣n đang theo đuổi vụ kiện ra ṭa án quốc tế về tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Tại một hội nghị về an toàn hàng hải ở Bắc Kinh tuần trước, 4 đô đốc đă nghỉ hưu, 3 tùy viên quốc pḥng nghỉ hưu và một nhóm các chuyên gia hàng hải Mỹ đă gặp quan chức Trung Quốc để thảo luận về sự ra đời của lực lượng Pḥng vệ bờ biển Trung Quốc.
Lực lượng mới là “sự phát triển tích cực”, Susan L. Shirk, nguyên trợ lư Ngoại trưởng Mỹ, người đă tổ chức hội thảo tại Viện Nghiên cứu California về Xung đột và Hợp tác toàn cầu, nói. Các tàu thuộc cơ quan thực thi pháp luật ngư nghiệp thường xuyên gây hấn ở Biển Đông trong ít năm qua, và theo bà, kiểu hành vi này có thể sẽ thay đổi trong cơ cấu mới.
“Đây là điều tốt cho láng giềng của Trung Quốc cũng như Mỹ v́ chúng ta biết ai phải chịu trách nhiệm, ai có thể quy trách nhiệm”, bà Shirk nhấn mạnh. “Khi họ phát triển một lực lượng chuyên nghiệp theo luật pháp quốc tế, rủi ro xảy ra sẽ được giảm thiểu”.
Theo chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie, các tàu pḥng vệ bờ biển nước này sẽ được trang bị vũ khí hạng nhẹ như ṿi rồng và súng. Các tàu pḥng vệ bờ biển của Nhật tuần tra ở quần đảo tranh chấp được trang bị tương tự như tàu pḥng vệ bờ biển của Mỹ với các tháp súng lớn.
“Chúng ta cần nh́n vào thực tế”, bà Shirk cho biết. “Mô h́nh pḥng vệ bờ biển của Trung Quốc sẽ căn cứ vào mô h́nh của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Tất cả lúc này đều có khả năng và trang bị tốt hơn pḥng vệ bờ biển Trung Quốc”.
Thái An(theo New York Times)