CALIFORNIA (NV)- Vượt qua hơn 300 ứng cử viên trong cuộc sát hạch hồ sơ kéo dài nhiều tháng, bà Janet Napolitano được chọn vào chức vụ chủ tịch hệ thống Đại Học California. Tin này khiến nhiều người biểu t́nh phản đối, số khác vui mừng.
Khi chính thức nhậm chức vào Tháng Chín, bà Napolitano sẽ là người phụ nữ đầu tiên và chính trị gia đầu tiên giữ vai tṛ này trong lịch sử 154 năm Đại Học California.

Bà Janet Napolitano. (H́nh: Getty Images)
Bà Napolitano, 56 tuổi, hiện vẫn độc thân. Bà sinh năm 1957 tại New York, lấy bằng cử nhân tại Santa Clara University lúc 22 tuổi và bằng tiến sĩ luật tại University of Virginia bốn năm sau đó. Bà làm việc tại ṭa án trong tư cách nhân viên thông thường được một năm rồi ra hợp tác với văn pḥng luật tư nhân. Bà chuyển sang làm công tố viên tại Arizona. Trong thời gian làm việc tại đây, bà thuyết phục được nhóm người ủng hộ rộng răi. Bà tranh cử và trở thành thống đốc tiểu bang vào năm 2003. Sáu năm sau, 2009, bà được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng Bộ Nội An.
Những người đón chào tin bà có thể kết nối hệ thống đại học của họ với mạng lưới chính trị tại thủ đô Washington. Số chống đối bà phần lớn lấy lư do là v́ dưới sự điều hành của bà, Bộ Nội An trục xuất 1.6 triệu người di dân bất hợp pháp, một con số kỷ lục.
Sau đây là một số lư do khác nhau và giới phân tích và sinh viên nói nên ủng hộ hay chống đối bà Napolitano cho cương vị mới.
Phía ủng hộ
1. Quan hệ chính trị
Khoảng thời gian làm Bộ trưởng Bộ Nội An, một trong những cơ quan đầu năo của chính phủ, đem lại cho bà Napolitano nhiều mối quan hệ chính trị quư. Kinh nghiệm chính trường của bà được cho là sẽ đem lại cho hệ thống đại học UC nhiều quyền lợi hơn trước và hơn các hệ thống trường công khác.
2. Lư lịch đáng nể
Các thành tựu đạt được từ bậc đại học đến khả năng vận động gây quỹ, kêu gọi ủng hộ của bà Napolitano có thể nói là đáng nể. Đây là một trong những điều khiến bà vượt lên hàng trăm ứng cử viên khác cho vị trí cao nhất coi sóc hệ thống UC.
3 . Đề cao việc học đại học
Ngoài việc bà Napolitano coi trọng việc học lên cử nhân, tiến sĩ cho bản thân, bà từng thể hiện mối quan tâm về nhu cầu học đại học của giới trẻ qua một số hành động ủng hộ cho chương tŕnh Dream Act, tạo điều khiện cho di dân bất hợp pháp trong độ tuổi thanh thiếu niên có lư do hợp pháp để sống và học đại học tại Mỹ.
Phía chống đối
1. Quân đội hóa hệ thống
Đó là trong quá tŕnh bà Napolitano làm bộ trưởng Bộ Nội An, Hoa Kỳ đă gia tăng lùng bắt người di dân ở biên giới với Mexico, và trục xuất số người kỷ lục. Gia đ́nh, trong đó có nhiều sinh viên hiện học tại hệ thống UC là con cái của những người bị trục xuất, hiện dùng nhiều biện pháp để chống đối bà. Có ít nhất sáu sinh viên thuộc thành phần trên bị bắt v́ biểu t́nh trước nơi bà Napolitano nhậm chức chủ tịch hệ thống UC vào giữa Tháng Bảy. Với tính chất “không hiền” của sinh viên miền Bắc California của hệ thống UC, người ta e là sẽ có nhiều sự kiện tai tiếng hơn vụ va chạm giữa sinh viên và trường UC Davis hồi năm ngoái.
2. Thiếu kinh nghiệm trong ngành
Bà Napolitano là một chính trị gia từ buổi tốt nghiệp ra trường cho đến nay. Có thể bà từng hoạt động trong một vài lĩnh vực chính trị khác nhau, nhưng bà hoàn toàn chưa làm việc với ngành giáo dục. Hệ thống đại học UC có những đặc trưng riêng của nó, một số giáo sư lên tiếng e ngại rằng bà không nắm rơ vai tṛ quan trọng và tính khó khăn của các công tŕnh nghiên cứu cho chất lượng của mỗi đại học.
3. Tính chính trị cao
Việc điều hành các trường học công, không chỉ riêng UC, ngày một “chính trị hóa.” Sự kiện bà Napolitano được chọn vào vị trí chủ tịch hệ thống được đánh giá là cột mốc rơ ràng nhất để chứng tỏ điều này. Một số người lo rằng hệ thống UC sẽ hóa phức tạp, và những chương tŕnh chuyên về giáo dục sẽ chuyển hướng sang các chương tŕnh không c̣n hướng về lợi ích của sinh viên.
(T.A.)