R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
VN ra mắt công ty mua bán nợ xấu
Công ty Quản lư Tài sản của Việt Nam (VAMC) vừa chính thức đi vào hoạt động, với mục tiêu hàng đầu là xử lư nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Sáng 26/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đă chính thức khai trương và đưa VAMC vào hoạt động.Thông cáo cho biết doanh nghiệp này do nhà nước sở hữu 100% vốn, chịu sự quản lư, giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước và có số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, VAMC ra đời với mục đích "xử lư nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lư cho nền kinh tế".
'Một trong nhiều công cụ'
Thời gian qua đă có nhiều nghi ngại về mức độ hiệu quả của VAMC khi số vốn ban đầu của công ty rất nhỏ so với mức nợ xấu chiếm 8,6% tổng nợ hiện tại của Việt Nam.
Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn B́nh cho rằng VAMC chỉ là một trong nhiều công cụ sử dụng để xử lư nợ xấu.
“Tôi chỉ có thể nói rằng, có VAMC là thêm một công cụ để góp phần cùng nhiều công cụ khác trong nền kinh tế để xử lư nợ xấu," các báo trong nước dẫn lời ông B́nh trong buổi họp báo ngày 26/7."Trước mắt, VAMC cần tập trung xử lư những vấn đề mang tính cấp thiết nhất của hệ thống các tổ chức tín dụng, trên cơ sở kết quả đạt được sẽ mở rộng ra những lĩnh vực khác."
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng trước, , ông Fiachra Mac Cana, chuyên gia từ Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cũng cho rằng nhiệm vụ của VAMC không phải là giải quyết nợ ở toàn hệ thống.
"Những ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước như Vietcombank hay Vietinbank và hầu hết trong số 15 ngân hàng tư nhân hàng đầu đều đủ sức tự giải quyết vấn đề nợ xấu mà không cần sự trợ giúp của VAMC hay bất kỳ ai khác," ông nói.
"Nhiệm vụ của VAMC không phải là giải quyết vấn đề của ngành ngân hàng Việt Nam, mà là giải quyết một số mảng trong ngành ngân hàng, trong đó có việc hỗ trợ các ngân hàng lớn nhất dưới sở hữu của Nhà nước như BIDV hay Agribank, cũng như 25 cho tới 30 ngân hàng tư nhân nhỏ hơn, vốn cũng có tỷ lệ nợ xấu cao."
"Giải pháp lúc này, đó là thời gian. Vấn đề [nợ xấu] của Việt Nam chỉ là ở dạng vừa. Và tôi đảm bảo trong 3 hay nhiều nhất là 4 năm, vấn đề [nợ xấu] sẽ được giải quyết xong," ông Mac Cana nói thêm.
Trong khi đó, trong bài phân tích ngắn đăng tải ngày 9/7, hăng xếp hạng tín dụng Fitch cho rằng VAMC khó có khả năng giải quyết vấn đề về chất lượng tài sản của các ngân hàng trong nước bằng việc mua lại nợ xấu.
Fitch dẫn các số liệu sơ bộ mà tổ chức này có được cho rằng "các ngân hàng của Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với khủng hoảng về vốn ngay cả khi chuyển nợ xấu qua cho VAMC".
Theo Fitch, trái phiếu đặc biệt do chính phủ bảo lănh đi kèm yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự pḥng rủi ro 20% mỗi năm.
Điều này có nghĩa là VAMC chỉ "giúp các ngân hàng kéo dài thời gian để bù lỗ", phân tích của Fitch viết.
Tổng tài sản hệ thống tăng
Trong một diễn biến riêng lẻ, số liệu về t́nh h́nh hoạt động của các tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng Năm vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy tổng tài sản hệ thống ngân hàng tiếp tục duy tŕ ở mức cao nhất từ tháng Sáu năm 2012.
Theo đó, tính đến 31/5, tổng tài sản của hệ thống đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng, với nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài tăng cao nhất, 9,7%. Theo sau đó là quỹ tín dụng trung ương, tăng 8,4%.
Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tăng 2,8%. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tăng 1% và nhóm công ty tài chính, cho thuê giảm 1,23%.
Vốn tự có của hệ thống cũng tăng lên mức 437,3 ngh́n tỷ đồng, trong đó nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tăng 11,53%, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lại giảm 3,76%.
AP
|