Vai tṛ của người cha trong mối liên quan tới dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ nhỏ đă được nh́n nhận ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, mối liên hệ thường lỏng lẻo, bởi quan điểm sai lầm rằng việc nuôi con là của phụ nữ.
Dự án giúp cha nuôi con bằng sữa mẹ
Một số nghiên cứu đă chỉ ra rằng, việc thiếu sự hỗ trợ trong giai đoạn cho con bú là tác nhân góp phần giảm tỷ lệ cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn. Vậy, ai sẽ là người đảm trách nhiệm vụ trọng đại này, nếu không phải là người chồng, người cha?.
 |
Vợ chồng anh Thuyên. |
Trong nghiên cứu tiến hành năm 2008 tại Việt Nam cho thấy, người chồng trong gia đ́nh có vai tṛ quan trọng trong việc hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ nói riêng, chăm sóc trẻ nhỏ nói chung. Xác định điều này, một Dự án tổng lực các biện pháp truyền thông nhằm tuyên truyền, giáo dục và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ đă được triển khai tại thị xă Chí Linh, Hải Dương.
Đối tượng đích là những người cha sắp có con. Các hoạt động can thiệp được tiến hành bởi các cán bộ y tế địa phương với sự giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ Trường Đại học y tế công cộng, diễn ra từ tháng 9/2010 – 9/2011 tại 7 xă, phường của thị xă Chí Linh, Hải Dương.
PGS. TS. Trần Hữu Bích, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng, chủ tŕ nhóm nghiên cứu cho biết, ngoài truyền thông đại chúng, việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ được “ưu tiên” cho người cha tại các trạm y tế (tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân); tư vấn tại các hộ gia đ́nh… nhằm động viên các "mày râu" hỗ trợ vợ nuôi con bằng sữa mẹ.
Kết quả, sau một năm thực hiện Dự án, có sự thay đổi về kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong các đối tượng tham gia Dự án, trước và sau khi được can thiệp. Đồng thời có sự khác nhau về nhận thức giữa địa bàn can thiệp và địa bàn chưa can thiệp.
Cụ thể, tỷ lệ trẻ được bú sớm trong ṿng 1 giờ đầu sau sinh tại Chí Linh lên tới 81,4%, cao gấp 2 lần so với huyện Thanh Hà, Hải Dương; trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu, trong ṿng 24 giờ đầu và từ lúc sinh cho đến 4 tháng tuổi tại Chí Linh cũng cao hơn; đặc biệt tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trong ṿng 24 giờ qua ở Chí Linh 16% cũng cao gấp 4 lần so với Thanh Hà và tỷ lệ chung b́nh của cả tỉnh (4%)…
"Có anh giúp đỡ, con mau lớn hơn"
Không phải ngẫu nhiên huyện Thanh Hà, Hải Dương lại tự nguyện xin học hỏi kinh nghiệm và quyết định tiếp tục triển khai mô h́nh này. Tiếp xúc với với những cán bộ, người dân ở đây, chúng tôi thấy rơ sự thay đổi về nhận thức, kiến thức, hành vi của họ đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Các ông bố trẻ đă không c̣n ngại ngần sẻ chia với vợ những công việc như đi chợ, nấu nướng, giặt tă cho con, động viên, nhắc nhở vợ cho con bú, hướng dẫn vợ cách vắt sữa, bảo quản trong tủ lạnh…
Đúng như nhận định của bà Dương Thị Kim Chung, PGĐ Trung tâm Y tế thị xă Chí Linh, Hải Dương: “Chỉ sau 3 tháng, không chỉ các ông bố, mà cả người dân ở địa phương chúng tôi đă hiểu và thay đổi hành vi về hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Chúng tôi đă mở rộng ra toàn thị xă và mong muốn Dự án sẽ được triển khai, nhân rộng ra các địa bàn trong tỉnh, thậm chí cả nước.
 |
Đàn ông tham gia dự án đă sẵn sàng làm mọi việc để vợ được nghỉ ngơi và cho con bú. |
Để làm được điều này, không chỉ các ông bố quyết tâm, mà cần sự tham gia hỗ trợ của cả cộng đồng, đặc biệt là Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên…”.
Vợ chồng Phạm Văn Thuyên (sinh 1987) và vợ là Nguyễn Thị Huế (sinh 1991) ngụ ở thôn Cập Thượng, xă Tiền Tiến, Thanh Hà. Nh́n vẻ mặt rạng ngời và cử chỉ dịu dàng của anh Thuyên mỗi khi nh́n vợ con, cũng như sự chu đáo trong mọi công việc nhà, tôi thực sự hiểu, “phông” văn hóa cũng như nhận thức về chăm sóc con cái ở làng quê này đă thực sự thay đổi.
Anh chia sẻ: “Ngày xưa, trai làng em chỉ biết đi làm kiếm tiền, việc đẻ, nuôi con phó mặc hết cho vợ, mẹ. Từ ngày tham gia Dự án, em mới thấy vai tṛ của người cha đối với việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái là vô cùng quan trọng. Giờ th́ em chả nề hà việc ǵ cả. Cảm thấy làm được việc ǵ sẵn sàng làm ngay…”.
Như thể chứng minh cho lời nói của ḿnh, anh Thuyên thủng thẳng bê chậu tă lót mà vợ vừa thay cho con mang vào nhà tắm giặt, rồi chuẩn bị cho bữa cơm chiều.
“Trước, sữa tôi lúc nào cũng thừa thăi, nhiều lúc ngủ quên chảy tràn xuống đầy gậm giường nhưng các cụ bảo ḿnh ăn uống không đủ chất, sữa không ra ǵ đâu nên chả dám cho con bú nhiều, 2-3 tháng đă cho ăn dặm để con cứng cáp. Giờ mới biết ḿnh dại. Sữa mẹ vừa tốt, vừa dễ cho ăn lại đỡ tốn kém bao nhiêu…”, bà Phạm Thị Tam, 73 tuổi, bà nội anh Thuyên chia sẻ…
Hải Long