Nâng giá trị tài sản, quy định rơ hơn về việc tham khảo ư kiến của cơ quan tài chính, chỉ rơ địa chỉ cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận để xử lư vật chứng, tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước... là những nội dung đáng quan tâm trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS) về thủ tục THADS đang được Bộ Tư pháp soạn thảo.
 |
Ảnh minh họa |
Chấp hành viên xác định giá với tài sản kê biên không quá 5 triệu đồng
Theo quy định tại điều 15 Nghị định 58/CP về xác định giá đối với tài sản kê biên th́ “Chấp hành viên xác định giá đối với tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá bán trên thị trường không quá 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)”.
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 58/CP đă quy định theo hướng, nâng giá trị tài sản Chấp hành viên xác định giá đối với tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá bán trên thị trường không quá từ 2.000.000 đồng lên không quá 5.000.000 đồng.
Theo Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp) giá cả thị trường hiện nay đă tăng lên so với khi có Nghị định số 58/2009/NĐ-CP, mặt khác nhiều loại tài sản kê biên có giá trị dưới 5.000.000 đồng cần phải xác định giá kịp thời để xử lư, hơn nữa quy định này nhằm giảm thiểu chi phí cho người phải THA do phải chịu phí thẩm định giá nếu phải kư hợp đồng thẩm định giá với tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản.
Nghị định 58 cũng quy định: Trường hợp do không kư được hợp đồng dịch vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 98 Luật THADS, Chấp hành viên tham khảo ư kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan trước khi xác định giá của tài sản kê biên.
Để tránh t́nh trạng đùn đẩy, gây khó khăn hoặc “né” trách nhiệm, dự thảo quy định rơ hơn về việc tham khảo ư kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản, có chữ kư của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ư kiến bằng văn bản th́ Thủ trưởng cơ quan THADS có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ư kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.
Động vật quư hiếm phải có “địa chỉ” tiếp nhận
Theo Nghị định 58/CP, cơ quan tài chính có trách nhiệm tiếp nhận để xử lư vật chứng, tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước, trừ 1 số tài sản đặc biệt như vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngoài những tài sản như quy định, hiện c̣n phát sinh nhiều tài sản khác ví dụ như động vật quư hiếm, lâm thổ sản...Nếu không quy định rơ ràng sẽ không có cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận. V́ thế, dự thảo quy định cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan THADS đang tổ chức THA, cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi có trụ sở với cơ quan THA cấp quân khu hoặc nơi đang lưu giữ vật chứng, tài sản có trách nhiệm tiếp nhận để xử lư vật chứng, tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước.
Đối với vật chứng, tài sản là vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, lâm thổ sản, động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quư, hiếm, trang bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng cho quốc pḥng, an ninh hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa th́ cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lư loại tài sản đó có trách nhiệm tiếp nhận.
Cơ quan THADS thông báo và ấn định cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận vật chứng, tài sản thời hạn 10 ngày kể từ ngày được thông báo để tiếp nhận.
Việc sửa đổi một số quy định về thủ tục THADS không những tháo gỡ cho chấp hành viên, cơ quan THADS mà từ đó c̣n tác động tích cực đến đời sống xă hội, nhất là đối với những người phải THA.
Nga Minh