Tạp chí quốc pḥng của Canada Kanwa Defence Review số ra tháng 7-2013 cho biết, tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ II loại cải tiến của hải quân Myanmar sẽ tham gia triển lăm hải quân Langkawi.
Một quan chức hải quân Myanmar cho biết là họ c̣n có kế hoạch trong năm nay sẽ đến thăm nhiều nước Đông nam Á, quốc gia đầu tiên hải quân nước này xét đến là Singapore.
Quan chức hải quân Myanmar c̣n tiết lộ, tàu hộ vệ tên lửa được cử đến tham gia triển lăm hải quân Langkawi mang số hiệu F-21 Mahar Bandoola, thuộc lớp Giang Hồ II (053H1) của Trung Quốc. Hải quân nước này cũng c̣n 1 chiếc tàu cùng lớp do Trung Quốc viện trợ là chiếc F23 Mahar Thiha Thura. Trước đây có thông tin cho rằng chiến hạm này được trang bị tên lửa chống hạm C-802A của Trung Quốc là không chính xác.
Sau khi tiếp nhận tàu và huấn luyện thủy thủ tại cảng Quảng Châu - Trung Quốc tháng 3/2012, cải tiến lớn nhất của nó là được lắp đặt tên lửa chống hạm C-802 có tầm bắn 120km, chứ không phải là C-802A với tầm bắn 180km. Đồng thời F-21 cũng được nâng cấp hệ thống truyền số liệu 2 chiều theo chuẩn của hải quân Trung Quốc.
Hải quân Myanmar c̣n có kế hoạch sẽ nâng cấp toàn bộ các hệ thống truyền số liệu 2 chiều trên các chiến hạm lớn của ḿnh bằng các hệ thống của Trung Quốc. Các hạng mục c̣n lại, do thiếu kinh phí nên F-21 không được trang bị tên lửa pḥng không và sonar chống ngầm kiểu mảng kéo.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp 053H1 (Giang Hồ 2) số hiệu F21 Mahar Bandoola
Ngoài Myanmar ra, một nước châu Á khác là Bangladesh cũng đă trang bị trên tàu tuần tiễu F-36 (mua từ Anh) của ḿnh các hệ thống tên lửa hạm đối hạm C-704, pháo bắn nhanh 76mm và các hệ thống radar t́m kiếm, radar điều khiển hỏa lực của Trung Quốc. Hải quân Iran cũng sở hữu công nghệ và tự sản xuất được loại tên lửa chống hạm cũ kỹ C-704 này.
Tàu tuần tiễu F-36 của hải quân Bangladesh có lượng giăn nước tới 1472 tấn, tốc độ 18 hải lư/h nhưng tại sao lại chỉ trang bị các tên lửa chống hạm loại nhỏ, cũ kỹ và có tính năng tác chiến “mù mờ” như C-704? Kanwa Defence Review cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do ngân sách quốc pḥng ít ỏi của Bangladesh không cho phép họ sắm các loại tên lửa chống hạm xịn hơn.
Đây cũng là 1 trong 2 nguyên nhân giải thích tại sao Iran cũng sở hữu tên lửa C-704 và C-802 (lí do thứ 2 là bị cấm vận). C-704 của Trung Quốc là loại tên lửa chống hạm dẫn đường hồng ngoại, trọng lượng đầu đạn 130kg, độ cao bay khoảng 15 - 30m so với mặt biển. Nó chủ yếu sử dụng trên các tàu cao tốc tên lửa cỡ nhỏ và máy bay trực thăng của Trung Quốc.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp 053H1 (Giang Hồ 2) số hiệu F23 Mahar Thiha Thura
Tạp chí Kanwa Defence Review cho rằng, v́ lí do kinh tế nên một số nước nghèo c̣n phải phụ thuộc lâu dài vào một số loại vũ khí, trang bị lạc hậu của Trung Quốc, điều này sẽ gây khó khăn cho họ trong tiến tŕnh hiện đại hóa quân đội trong tương lai, nhất là khi muốn phát triển vũ khí trang bị theo tiêu chuẩn của Nga, Mỹ hoặc NATO.
Tấm gương cho các nước mua tàu chiến cổ lỗ sĩ của Trung Quốc là Thái Lan. Họ đă phải tháo dỡ toàn bộ các hệ thống thiết bị Trung Quốc trên 2 tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan và HTMS Taksin. Đây là 2 tàu hộ vệ 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995. Đây là lớp tàu hộ vệ thế hệ kế tiếp, hiện đại hơn chiếc F-21 lớp Giang Hồ II (053H1) của Myanmar.
Hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đă dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc ṛ rỉ nước. Chính v́ thế, Trung Quốc đă phải cải tạo lại và hải quân Thái Lan cũng mất nhiều công sửa chữa để 2 chiếc tàu này đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Taksin của Thái Lan được thay thế toàn bộ trang bị, vũ khí Mỹ và châu Âu, chỉ c̣n mỗi cái vỏ của 053H2 (Giang Hồ 3)
Thế nhưng, mới qua 15 năm sử dụng, hải quân Thái Lan nhận thấy chất lượng tàu không c̣n bảo đảm, hệ thống vũ khí và chỉ huy, điều khiển trên tàu lạc hậu, không bắt kịp yêu cầu tác chiến hiệp đồng trong các cuộc diễn tập với quân đội Mỹ, nên họ đă quyết định nâng cấp lớn 2 tàu này vào năm 2010-2011, gói thầu cải tạo triệt để do công ty Saab của Thụy Điển tiến hành.
Về vũ khí, 2 khinh hạm này sử dụng pháo hạm 127mm Mk-45 Mod2, 2 súng máy MSI-DSL DS30MR, 8 quả tên lửa pḥng không RIM-162 ESSM sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng (nguyên bản 053H2 là phóng nghiêng kiểu cổ điển), 8 quả tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon SSM, 2 hệ thống phóng ngư lôi 324mm Mk-32 Mod5, 1 trực thăng hạm Lynx 300.
Ngoài ra, tất cả các thiết bị điện tử, cảm biến, radar, hệ thống thông tin chỉ huy, kiểm soát, điều khiển hỏa lực… đều chuyển sang dùng loại của châu Âu và Mỹ (chủ yếu của hăng Thales - Pháp và Raytheon - Mỹ). Như vậy, sau khi “đại giải phẫu” nó chẳng c̣n ǵ xuất xứ từ Trung Quốc ngoại trừ cái vỏ. Kế hoạch “thay máu” triệt để này đă gây rất nhiều phiền toái và tốn kém cho lực lượng hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô