Đứng sau các khách sạn danh tiếng như Hilton, Metropole, hay Daewoo…,đáng ngạc nhiên, phần lớn là những ông, bà chủ người Việt Nam.
Khách sạn Hilton Hà Nội
Thương vụ mua lại khách sạn 5 sao Hilton Opera Hà Nội từ tay các ông chủ Đức và Áo của Tập đoàn Tập đoàn BRG mà người đứng đầu là doanh nhân Nguyễn Thị Nga, từng khiến dư luận một phen xôn xao.
Với việc “thâu tóm” khách sạn cao cấp Hilton ngay sát vách Nhà hát lớn Hà Nội, Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), Chủ tịch Tập đoàn BRG (BRG Group), là chủ nhân của cả 2 khách sạn Hilton ở Việt Nam, trong đó Hilton Garden Inn Hà Nội có quy mô nhỏ hơn Hilton Hà Nội Opera, cao 11 tầng, nằm ở đoạn cắt giữa phố Phan Chu Trinh và Trần Hưng Đạo
Bà Nguyễn Thị Nga |
Chủ sở hữu thực sự của khách sạn Hilton thứ hai này là công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoàn Kiếm. Đây là công ty kết hợp của Tổng cục Du lịch Hà Nội (Hanoi tourist) và công ty thương mại Ngân Anh. Ngân Anh là công ty con của Tập đoàn BRG.
Tập đoàn BRG mà bà Nguyễn Thị Nga hiện làm Chủ tịch có 13 công ty thành viên cùng hàng chục dự án
Khách sạn Melia Hà Nội
Tỷ phú giàu thứ 3 Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi có hai công ty dưới trướng của ḿnh là ThaiBev và TCC Assets.
TTC Land, tập đoàn chuyên đi thâu tóm bất động sản của tỉ phú người Thái cũng có tài sản tại Việt Nam. Thông qua công ty con SAS Trading Ltd, TTC Land hiện nắm giữ 65% cổ phần của Khách sạn 5 sao Melia Hà Nội. Ba năm gần đây, khách sạn này đều đạt trên 20 triệu USD doanh thu và 10 triệu USD lợi nhuận trước thuế, tương ứng tỷ suất lợi nhuận lên đến 50%.
Tỉ phú thứ 3 Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi (bên phải) cùng con trai |
TTC hiện quản lư nhiều khách sạn, văn pḥng cũng như các bất động sản khác ở khắp châu Á, Australia, 1 khách sạn ở châu Âu và 1 khách sạn tại Mỹ.
Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội
Metropole Hà Nội là khách sạn có từ thời Pháp thuộc, có 365 pḥng. 50% của khách sạn thuộc về Công ty quản lư quỹ VinaCapital giữ 50%, 50 % cổ phần c̣n lại hiện do Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) - đơn vị trực thuộc UBND thành phố Hà Nội - nắm giữ.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VinaCapital là ông Andy Hồ - một người Mỹ gốc Việt. Ông Andy Ho sinh năm 1972, là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh cao cấp của học viện Massachusetts Institue Of Technology, Mỹ. Ông là thành viên HĐQT của Tập đoàn Ḥa Phát (HPG), nguyên thành viên HĐQT Công ty vàng bạc đá quư Phú Nhuận (PNJ) và là Giám đốc điều hành của VinaCapital Investment Management Ltd.
Ông Andy Hồ |
Andy Hồ từng sống trong giới đầu tư tài chính trong nước và quốc tế đă hơn 15 năm. Vị Giám đốc Điều hành Tập đoàn VinaCapital từng làm nhân sự cấp cao tại Prudential Việt Nam và Dell
VinaCapital là một trong những tập đoàn hàng đầu về quản lư tài sản, đầu tư bất động sản tại Việt Nam quản lư số tài sản có tổng trị giá trên 1,6 tỷ USD. Tập đoàn này cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực du lịch-khách sạn tại Việt Nam với danh mục đầu tư gồm các khách sạn hàng đầu như Sofitel Metropole Hà Nội, Movenpick Hà Nội, Movenpick Sài G̣n, Mercure La Gare Hà Nội và Sheraton Nha Trang…
Đầu năm 2006 VinaCapital cùng với Tổng công ty Thăng Long mua lại 70% phần vốn tại khách sạn Hilton Hà Nội Opera. Tổng giá trị của thương vụ này là 43 triệu USD. Hilton Hà Nội Opera hiện là khách sạn đứng thứ hai về thành công trong kinh doanh tại Hà Nội, sau Sofitel Metropole, một khách sạn năm sao.
Tuy nhiên, chưa đầy 3 năm sau Tập đoàn này chính thức thông báo việc bán toàn bộ cổ phần của ḿnh tại khách sạn Hilton Hà Nội Opera. Việc bán cổ phần tại khách sạn Hilton Hà Nội đă mang lại 23% lợi nhuận cho VinaCapital sau 3 năm đầu tư.
Hiện VinaCapital cũng đang rao bán 50% cổ phần tại khách sạn Metropole. Trước khi số cổ phần này được bán đi, th́ Andy Ho vẫn là ông chủ của khách sạn hàng đầu Việt Nam này.
Khách sạn Daewoo
Năm 2012, Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) phải "ngậm đắng nuốt cay" trong cuộc chạy đua mua lại 70% khách sạn Daewoo (Hà Nội) trước Công ty Điện tử Hanel (Việt Nam).
Tháng 3/2012, bằng việc mua lại toàn bộ 70% cổ phần của khách sạn 5 sao Deawoo Hà Nội từ doanh nghiệp Hàn Quốc trong liên doanh Daewoo – Hanel, công ty Điện tử Hà Nội (Hanel) do ông Nguyễn Quốc B́nh - Tổng giám đốc đă sở hữu 100% vốn của Khách sạn Daewoo Hà Nội.
Ông Nguyễn Quốc B́nh (bên phải) |
Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc B́nh (thường được gọi thân mật là B́nh Hanel, sinh năm 1959, tại Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội. Ông Nguyễn Quốc B́nh là đại biểu quốc hội Việt Nam khoá 13, được đánh giá là người đă đưa công ty điện tử Hanel “vươn ra biển lớn”, ngày một lớn mạnh.
Furama Resort Đà Nẵng
Furama Resort Đà Nẵng là một trong những khu resort 5 sao đầu tiên của Việt Nam, có tiếng tăm trên toàn thế giới.
Giữa năm 2005, Tập đoàn nội địa Sovico đă mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (gồm Công ty Du lịch Đà Nẵng và tập đoàn Lai Sun Hong Kong).
Được biết, Sovico Holdings là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank và mới đây được đánh giá là tập đoàn “chống lưng” cho HDBank. Hiện nay Tập đoàn đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khách sạn qua việc nắm giữ cổ phần chi phối trong Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, đầu tư khu du lịch Phú Quốc cùng Saigontourist, và đang xây dựng thêm một Resort 5 sao tiêu chuẩn quốc tế thuộc Dự án Ariyana ở Đà Nẵng. Đặc biệt, SOVICO Holdings là cổ đông sáng lập lớn nhất của VietJet Air.
Ông Nguyễn Thanh Hùng |
Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Sovico. Ông Hùng là một trong những người sáng lập ra Sovico vào năm 1992.
Ông Nguyễn Thanh Hùng có bằng tiến sỹ của Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga. Viện sỹ Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống quốc tế Liên bang Nga, cử nhân kỹ thuật điện Đại học Kharkov. Ông Hùng được đánh giá là một nhà lănh đạo tiên phong và có tầm nh́n trong Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ông đă được Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) bầu chọn là Nhà lănh đạo trẻ toàn cầu. Ngoài ra, Ông c̣n là thành viên Ban tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản và thành viên của Hội hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ.
Chuỗi Resort Victoria
Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh là người đă mua lại hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng Victoria tại nhiều địa phương ở Việt Nam và Campuchia. Theo đó, chuỗi 5 khu nghỉ dưỡng - khách sạn mang thương hiệu Victoria do Công ty TNHH EEM Victoria của Hong Kong phát triển tại Việt Nam và Campuchia sẽ được chuyển nhượng từ chủ đầu tư là liên doanh khách sạn Victoria Việt Nam sang công ty Thiên Minh, bao gồm Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa, Victoria Sapa Resort & Spa, Victoria Cần Thơ Resort, Victoria Châu Đốc Hotel, Victoria Hội An Beach Resort & Spa và Victoria Angkor Resort & Spa (Campuchia).
Giám đốc Thiên Minh là một doanh nhân trẻ nổi tiếng trong du lịch: ông Trần Trọng Kiên, người làm nên nhiều địa chỉ du lịch nổi tiếng như Buffalo Tours, Intrepid Indochina, Mai Châu Lodge, Jetwing Indochina và khách sạn Festival Huế.
Ông Trần Trọng Kiên trên báo Việt |
Năm 2011, Thiên Minh hoàn thành việc mua lại chuỗi 5 khách sạn Victoria tại Việt Nam và khai trương khách sạn Xiengthong Palace tại Luang Prabang, Lào.
Trong một lần trả lời báo chí, ông Kiên cho biết: Để hoàn tất thương vụ này, Thiên Minh đă được sự trợ giúp của một số tổ chức tài chính nước ngoài, trong đó có Công ty Tài chính Quốc tế IFC (một thành viên của Ngân hàng Thế giới) với mức vốn tham gia là 12 triệu USD. Đây là thương vụ lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực du lịch, khách sạn ở Việt Nam.
Trần Trọng Kiên sinh năm 1973, là Bác sỹ đa khoa thực hành (Trường Đại học Y Hà Nội, Cử nhân tiếng Anh (Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội),Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, tài chính (Đại học Tổng hợp Hawaii, Hoa Kỳ).
Vinpearl Resort Nha Trang, Vinpearl Luxury Đà Nẵng, Nha Trang
Ông chủ của các “thiên đường du lịch” này chính là tỉ phú Việt đầu tiên được Tạp chí danh tiếng Mỹ Forbes vinh danh – ông Phạm Nhật Vượng.
Ông Phạm Nhật Vượng |
Ông Phạm Nhật Vương là chủ tịch HĐQT Vingroup – Tập đoàn BĐS vào hàng lớn nhất Việt Nam với hàng loạt công tŕnh, dự án đ́nh đám.
AP