Ngoài súng bắn đạn nhựa, hơi cay, dùi cui điện, lực lượng kiểm ngư sẽ được trang bị thêm một số loại vũ khí quân dụng như súng ngắn, súng trường, súng liên thanh… Đây là nội dung được UB Thường vụ Quốc hội thống nhất tại phiên họp thứ 19.
Tŕnh bày tờ tŕnh về bổ sung pháp lệnh quản lư, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tại UB Thường vụ Quốc hội ngày 10/7, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đề cập nội dung trang bị vũ khí cho lực lượng kiểm ngư (thuộc Bộ NN&PTNT).
Cụ thể, Bộ trưởng Công thương viện dẫn, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm ngư, các bộ, ngành thấy rằng, đây là lực lượng hoạt động độc lập, có nhiệm vụ trực tiếp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lư các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam... Kiểm ngư cũng là lực lượng thường xuyên phải đối mặt với các hành vi vi phạm pháp luật.
Kiểm ngư viên và tàu kiểm ngư sẽ được trang bị thêm một số loại vũ khí quân dụng.
Tuy nhiên, hiện nay, lực lượng kiểm ngư mới chỉ được trang bị công cụ hỗ trợ (súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laser, pháo hiệu và các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại) theo quy định tại Nghị định 25 năm 2012 của Chính phủ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng kiểm ngư hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Công thương đề nghị trang bị vũ khí quân dụng (như các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh các cỡ, đạn dùng cho các loại súng, bom, ḿn, lựu đạn, kíp ḿn, thuốc nổ) cho lực lượng kiểm ngư khi thi hành nhiệm vụ.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm UB Quốc pḥng an ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết, đa số thành viên ủy ban nhất trí với đề xuất này. Ông Khoa nhận định, trước t́nh h́nh diễn biến phức tạp trong việc quản lư, bảo vệ ngư trường trên các vùng biển của Việt Nam hiện nay, việc trang bị vũ khí quân dụng cho kiểm ngư là cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều thành viên UB Quốc pḥng an ninh cũng đề nghị Chính phủ phải có quy định rơ loại súng được trang bị cho phù hợp và có biện pháp quản lư, sử dụng chặt chẽ khi hoạt động ở các vùng biển ngoài lănh hải thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam để bảo đảm yêu cầu quốc pḥng, an ninh và đối ngoại, tránh làm phức tạp t́nh h́nh không cần thiết.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lư cũng cho rằng nên cho phép kiểm ngư viên được mang súng, vũ khí quân dụng v́ UB Thường vụ Quốc hội đă thống nhất việc này khi quyết định thành lập lực lượng kiểm ngư.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng đồng ư phương án trang bị cả công cụ hỗ trợ và vũ khí quân dụng cho lực lượng này nhưng cũng nêu yêu cầu phải quy định cụ thể loại vũ khí, súng đạn cụ thể được trang bị.
Chốt lại phiên thảo luận, UB Thường vụ Quốc hội thống nhất giao Chính phủ quy định chủng loại vũ khí được trang bị cho lực lượng kiểm ngư, tùy theo điều kiện cụ thể.
Ngoài ra, UB Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với quan điểm của Chính phủ về việc không trang bị vũ khí quân dụng cho Cơ quan điều tra của VKSND tối cao. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn điều tra, các ủy viên UB Thường vụ cho rằng, cơ quan điều tra của VKSND tối cao chỉ điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tính chất manh động, chống trả của loại tội phạm này ít nguy hiểm, số vụ điều tra không nhiều. V́ vậy, việc Chính phủ đề nghị không trang bị vũ khí quân dụng cho Cơ quan này là hợp lư.
P.Thảo