Người bệnh sẽ đứng ra nắng khoảng nửa tiếng đồng hồ cho máu lưu thông dễ. Sau đó, bệnh nhân đứng thẳng, chân bị buộc thừng và thầy thuốc sẽ dùng lưỡi lam chích trên da và để máu chảy.
|
H́nh ảnh những bệnh nhân ở thủ đô Delhi của Ấn Độ. |
Nhiều người dân ở Thủ đô Delhi của Ấn Độ rất chuộng phương pháp chữa bệnh truyền thống này. Mỗi ngày có đến hàng trăm người đến “bệnh viện ngoài trời” của ông Hakim Ghya bên ngoài một nhà thờ lớn nhất của Delhi để chữa trị.
Ông Ghya (79 tuổi) cho biết, phương pháp này có thể chữa được bệnh viêm khớp, tim và giai đoạn đầu của bệnh ung thư máu. Ông khẳng định không lấy tiền của bệnh nhân v́ đa số họ bệnh tật và nghèo khổ.
Ông Ghya sống nhờ một người con trai chuyên bán hàng, một người con khác theo cha chữa bệnh.
Phương pháp chữa bệnh của ông Ghya là phương pháp cổ từng được đề cập ở thời Ai Cập cổ đại. Nguyên lư của cách chữa bệnh này là loại bỏ “máu ô nhiễm” trong cơ thể.
Tại châu Âu, phương pháp chữa bệnh bằng cách loại bớt máu này không được dùng từ thế kỷ 19 v́ các bác sĩ cho rằng sẽ khiến bệnh nhân yếu và dễ nhiễm trùng.
Gần đây đă có những nghiên cứu để t́m hiểu xem liệu cách chữa bệnh kỳ quặc trên có lợi cho con người hay không. Năm ngoái, một nghiên cứu tiến hành trên 60 người béo ph́ cho thấy béo ph́ làm giảm huyết áp, giảm cholesterol có hại trong cơ thể. Kết quả của nghiên cứu trên được đăng tải trên
BMC Medicine làm các nhà nghiên cứu ngạc nhiên.
Theo một khảo sát khác từ Hiệp hội y tế Mỹ những người hiến máu 6 tháng một lần sẽ ít bị đau tim và đột quỵ hơn. Lư do là lượng sắt trong cơ thể sẽ giảm xuống v́ lượng sắt cao sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.
|
|
|
|
|
|
Ông Hakim Ghya, người chữa bệnh chính bằng phương pháp cổ truyền kỳ lạ tại Thủ đô Delhi. |
|
Dao lam dùng để trích trên da, loại bỏ máu ô nhiễm. |
|
|
đỗ quyên
Zing / Infonet