- Việc ṭa án Bắc Kinh tuyên án tử h́nh cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân đang khuấy lên làn sóng tranh luận về chống tham nhũng ở Trung Quốc.
 |
Cựu Bộ trưởng Đường sắt TQ Lưu Chí Quân bị một ṭa án ở Bắc Kinh ngày 8/7 tuyên án tử h́nh, hoăn thi hành án 2 năm.
|
Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Li Daqiu, Chủ tịch Liên đoàn lao động và Phó Chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Quảng Tây, đang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra v́ nghi ngờ tham nhũng. Li Daqiu là quan chức hàm thứ trưởng thứ ba bị điều tra trong ṿng 3 tuần qua - sau Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Tứ Xuyên Guo Yongxiang và Wang Suyi, Trưởng Ban Công tác Mặt trận Khu tự trị Nội Mông.
Kể từ sau Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc hồi tháng 11/2012, đă có 6 quan chức Trung Quốc cấp thứ trưởng bị điều tra tham nhũng. Việc ráo riết điều tra giới quan chức tham nhũng cho thấy Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận B́nh nghiêm túc thực hiện cam kết trấn áp đám quan tham, bất kể họ là “hổ” (cán bộ cao cấp) hay là “ruồi” (cán bộ cấp thấp).
Theo Global Times, chiến dịch chống tham nhũng hiện nay đă có tác dụng răn đe ở Trung Quốc, với việc một loạt các quan chức cấp cao bị ngă ngựa. Nhưng người ta vẫn đặt câu hỏi: Liệu chiến dịch này có thực sự đẩy lùi vấn nạn tham nhũng, hối lộ và lạm dụng quyền lực ở Trung Quốc?
Một số người cho rằng nếu chỉ dựa vào trừng phạt (kể cả tử h́nh), Trung Quốc không thể nào ngăn chặn được đám quan tham lộng hành trong tương lai.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy rằng chống tham nhũng bằng thể chế nói riêng không thể kết liễu được vấn nạn tham nhũng vốn “thâm căn cố đế” trong xă hội. Trung Quốc cần phải tạo ra môi trường thuận lợi chống tham nhũng - trong đó có việc huy động công luận, giáo dục đạo đức cho cán bộ công chức cũng như tăng cường công tác pḥng chống và trừng phạt.
Chỉ có điều, trong cuộc sống thường nhật, thái độ của người dân đối với tham nhũng không phải bao giờ cũng rạch ṛi, thẳng thắn như trong công luận. Ví dụ, nếu một quan chức lănh đạo tham nhũng có hệ thống và không quên “chia chác” đôi chút cho nhân viên dưới quyền, ông ta sẽ không bị thuộc cấp lên án kịch liệt như công luận bên ngoài xă hội.
Thái độ của người dân phụ thuộc vào việc lợi ích cá nhân của họ có bị trực tiếp xâm hại hay không, chứ hoàn toàn không phải do họ “sinh ra đă căm ghét tham nhũng”.
Giới chức hữu quan phải làm sao cho tinh thần chống tham nhũng không chỉ tồn tại trên các phương tiện truyền thông và trên mạng Internet, mà phải làm cho nó trở nên phổ biến trong toàn xă hội – thậm chí cả trong giới thư kư, người thân và bạn bè của các quan chức. Chống tham nhũng trên mạng Internet có tác dụng răn đe ngăn chặn quan tham, nhưng các vụ được phơi bày trên mạng xă hội thường liên quan đến quan chức cấp thấp.
Chỉ khi nào huy động và tạo điều kiện cho toàn xă hội tham gia chống tham nhũng, chiến dịch “bắt ruồi, đả hổ” ở Trung Quốc mới có thể tạo ra những thay đổi cơ bản trong việc bài trừ vấn nạn tham nhũng.
AP