Những lời đồn thổi nhuốm màu huyền bí, những lời nguyền rùng rợn lan truyền trong dân, rồi được các trang mạng cá nhân thi nhau viết lại, kể rằng "các nạn nhân chết trúng ngày trăng thứ bảy tức ngày nước ṛng", phải chết đúng 11 hoặc 13 người mới được giải oan, rằng những ai mặc đồ trắng ban đêm đi trên cầu sẽ bị oan hồn kéo xuống sông để thế mạng... Đó là chuyện hoang đường về những cái chết nhảy từ cây cầu mới xây ở TP.Tuy Ḥa, Phú Yên.
Hiện trường cô gái Phùng Thị Thu Vân tự tử. Những vụ tự tử ở cầu Hùng Vương, TP.Tuy Ḥa, Phú Yên:
Cầu Hùng Vương bắc qua vùng hạ lưu sông Ba được tỉnh Phú Yên đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 477 tỉ đồng. Cầu dài 1.280m, rộng 18m, với 32 nhịp, có hai đường dẫn 800m dành cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe bộ hành. Đây là một trong những cây cầu lớn nhất nằm trên tuyến giao thông ven biển nối thành phố Tuy Ḥa với cảng Vũng Rô.
Cây cầu về đêm với giàn đèn điện pha lê rọi xuống bóng nước ḍng sông lung linh rực rỡ sắc màu. Thế nhưng từ khi ra đời cho đến nay, cây cầu đă chứng kiến bao nỗi oan khiên. Không hiểu v́ lư do ǵ mà lần lượt đến 5 nam thanh nữ tú chưa lập gia đ́nh tới giữa cầu gieo ḿnh xuống ḍng sông tự vẫn, khi tuổi đời c̣n đang phơi phới.
Cụ thể: Nguyễn Thị Mỹ Nga, sinh năm 1990, tốt nghiệp trường ngân hàng Phú Yên, làm việc cho một khách sạn tư nhân, tự tử ngày 10.3.2013; Nguyễn Quốc, sinh năm 1989, trú thôn Cẩm Thạch, xă Hoà Định Tây, huyện Phú Hoà, tự tử ngày 6.4.2013; Nguyễn Thị Hoàng Trang, sinh năm 1995, trú ở tỉnh Gia Lai, tự tử ngày 21.4.2013; Phùng Thị Thu Vân, sinh ngày 19.9.1986, cán bộ văn pḥng UBND xă Sơn Giang, huyện Sông Hinh, tự tử ngày 27.5.2013 và gần đây nhất là cô gái Huỳnh Tiểu Phụng, sinh năm 1992, trú phường 2, TP.Tuy Hoà, tự tử ngày 6.6.2013, nhưng đă được bạn trai cứu thoát, sau đó bác sĩ chẩn đoán Phụng có khả năng rối loạn tâm thần. Những nạn nhân tự tử hầu hết đau khổ v́ t́nh duyên trắc trở, người yêu phụ bạc và công ăn việc làm không ổn định. Các vụ việc đă được cơ quan chức năng khám nghiệm, xử lư, kết luận rơ nguyên nhân.
Sự việc trôi dần theo năm tháng, bỗng dưng thời gian gần đây rộ lên nhiều lời đồn thổi, thêu dệt nhuốm màu huyền bí và những lời nguyền rùng rợn, rằng "các nạn nhân chết trúng ngày trăng thứ bảy tức ngày nước ṛng", phải chết đúng 11 hoặc 13 người mới được giải oan. Có lời đồn người chết để lại thư tuyệt mệnh cho biết những ai mặc đồ trắng, tuổi Tuất, Hợi, Thân, Th́n, Dậu ban đêm không được đi trên cầu, nếu đi gặp oan hồn sẽ bị kéo xuống sông để thế mạng... Họ c̣n bảo rằng oan hồn cô gái đầu tiên tên Nga đêm đêm hiện về đứng trên mỏm đá dưới chân cầu xoă tóc dài than khóc. Người th́ nói từ nửa đêm đến 3h sáng có mẹ con cô Vân đứng trên cầu chặn người đi đường cho số đánh đề (cô Vân lúc chết đang mang thai khoảng 2-3 tháng).
Tin một nói ba, tin ba nói mười, và cứ thế nhân lên chóng mặt. Đi đâu cũng nghe người dân bàn tán, thậm chí cả giới công chức nhà nước ở Tuy Hoà cũng tin vào những lời đồn thổi mộng mị kia.
T́m hiểu từ phía cơ quan chức năng và thị sát khu vực dân sống dưới chân cầu Hùng Vương, được biết, đại đa số họ sống bằng nghề biển, do nhận thức không được am tường, nên nhiều lời họ nói ra đều mê tín đến độ mù quáng. Sự việc càng trầm trọng hơn khi dân khu vực này góp tiền mua heo làm lễ, mời một số sư thầy về tụng niệm, cúng bái giải oan, sau khi anh Quốc tạ thế được nửa tháng.
Thế nhưng cúng xong lời nguyền vẫn không được hoá giải, lại có người đến cầu nhảy tự tử, khiến người dân khu vực cầu hoang mang, càng tin hơn vào lời nguyền bịa đặt. Thậm chí họ c̣n truyền rằng, đạo hạnh của các thầy chưa đủ lực để cứu vớt các linh hồn. Phải nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vào cúng mới giải được. Chính quyền các cấp phường 6, TP.Tuy Hoà vào cuộc và tuyên truyền, giải thích với bà con ổn định tư tưởng, cuộc sống, lo làm ăn, không nên mù quáng nghe lời đồn sằng bậy, ảnh hưởng t́nh h́nh an ninh trật tự của địa phương.
Tôi và người bạn dừng xe máy ngay trên nhịp thứ 16 của cầu, trời về đêm mùa hạ trong ngần, đầy sao. Đèn cầu rực sáng, nhấp nháy, trải dài. Mới 20h tối mà cầu vắng hoe, thưa thớt người qua lại. Khi chưa có nạn nhân tự tử, đêm đêm người dân tụ tập trên cầu hóng mát rất đông. Các cảnh sát giao thông tuần tra cầu cho biết sở dĩ đêm cầu vắng người ngồi hóng mát v́ gần đây có đám yêu hùng xa lộ, thỉnh thoảng tụ tập đua xe trái phép bất kể giờ giấc nên họ không dám ngồi, v́ sợ tai bay vạ gió, mang họa vào thân. C̣n chuyện oan hồn xuất hiện truyền miệng chỉ ở một nhóm thiểu số nào đó. Có đêm cảnh sát tuần tra qua lại cầu đến gần 1h sáng mà chẳng thấy oan hồn nào.
Quay xe trở lại chân cầu gặp đám thanh niên đang uống rượu trên vỉa hè đường Bạch Đằng, chúng tôi lân la làm quen, hỏi đến lời nguyền và những oan hồn, họ thao thao bất tuyệt đủ điều. Nhưng khi tôi hỏi có ai trực tiếp nh́n thấy hay gặp cô Nga, cô Vân không, th́ họ lắc đầu bảo rằng cũng chỉ nghe người khác nói lại mà thôi. Đi sâu vào khu phố, hỏi thêm nhiều người lớn tuổi, tất cả cũng đều một điệp khúc "chỉ nghe người khác nói, chứ nào thấy bao giờ". Thế th́ đă rơ, tất cả chỉ là tin đồn thất thiệt, không có thật.
Mỗi con người khi t́m đến cái chết bằng bất cứ h́nh thức ǵ đều là giải pháp tiêu cực. Các cô gái, chàng trai gieo ḿnh xuống ḍng sông v́ suy nghĩ nông cạn, v́ sự cùng quẫn của tuổi trẻ bồng bột đă đẩy đến những bi kịch xă hội. Nhưng sau các vụ tự tử đau ḷng lại là những tin đồn thất thiệt, những lời thêu dệt, mê tín huyền bí, tạo nên sức lan toả đến chóng mặt, khiến cây cầu to đẹp mới xây bị gắn với những câu chuyện oan khiên, hoang đường, gây mất ổn định xă hội
Lao Động