Phụ trang địa chính trị của Le Monde hôm nay 27/06/2013, có bài viết mang tựa đề « Bangkok sẽ ch́m dưới nước vào năm 2030 ? ». Tác giả cho rằng nếu những biện pháp đối phó không hiệu quả, thủ đô Thái Lan sẽ phải trả một cái giá rất đắt trước hiện tượng biến đổi khí hậu.

Thủ đô Bangkok hoang vắng do dân phải di tản v́ các trận lũ lụt lớn. Ảnh chụp hôm 29/10/2011. REUTERS/Sukree Sukplang
|
Tác giả bài báo nhắc lại, mùa thu năm 2011 Thái Lan đă phải chịu đựng trận lụt tệ hại nhất trong lịch sử từ năm mươi năm qua : 64/77 tỉnh trên cả nước bị lụt lội, phân nửa số quận của thủ đô Bangkok được lệnh sơ tán. Tầm cỡ của thiên tai này có thể thấy trong bảng tổng kết : trên 600 người chết, thiệt hại khoảng 35 tỉ đô la, tăng trưởng kinh tế trong năm bị giảm đi ít nhất 2%.
Liệu sự kiện đặc biệt này có thể trở thành b́nh thường trong những thập kỷ tới ? Đó cũng là điều mà Ngân hàng Thế giới quan ngại. Báo cáo của định chế này về các tác động trong khu vực của hiện tượng hâm nóng khí hậu, công bố ngày 19/06/2013, đă xếp Bangkok vào số các đại đô thị bị ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng thay đổi khí hậu.
Thủ đô Thái Lan nhạy cảm v́ nhiều yếu tố. Được xây dựng cách đây ba thể kỷ trên đất śnh lầy, cách mực nước biển chỉ có 1,5 mét, thành phố lại khai thác quá mức nguồn nước ngầm. Mỗi năm ngành công nghiệp hút đến 2,8 triệu mét khối nước dưới ḷng đất. Bangkok bị lún 2 cm hàng năm, do tác động không chỉ của việc nước ngầm bị hút quá mức, mà c̣n do sức nặng của các công tŕnh xây dựng, t́nh trạng xói ṃn và đất trượt. Nay th́ thành phố Bangkok là một loại vùng trũng, mười hai triệu cư dân đang bị đe dọa.
Hơn nữa, bao quanh Bangkok là một khu vực Ấn Độ Dương, do bị ảnh hưởng bởi một số ḍng chảy nên mực nước dâng lên cao hơn mức trung b́nh của thế giới. Ngân hàng Thế giới nhận định : « Nếu không có chính sách thích ứng, th́ do các hiện tượng thiên nhiên cực đoan và mực nước biển dâng lên, diện tích có thể bị ngập lụt của Bangkok là 40%, trong trường hợp nước biển dâng cao 15 cm ». Kịch bản này có thể trở thành hiện thực từ những năm 2030. T́nh h́nh c̣n sẽ tệ hại hơn vào khoảng 2080, khi mực nước biển cao hơn 88 cm, nếu hiệu ứng nhà kính không bị giảm đi.
Bị Ấn Độ Dương đe dọa ở phía Nam, c̣n tại phía Bắc Bangkok cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ những trận lũ do các đợt gió mùa gây ra. Thế mà hiện tượng thay đổi khí hậu c̣n làm gió mùa xuất hiện nhiều hơn. Vào mùa thu năm 2011, cũng những hiện tượng này đă làm một phần lớn thủ đô nước Thái lâm vào cảnh hỗn loạn. Trung tâm Bangkok, nằm gần kề biển, được bảo vệ trước lũ lụt bằng những con đê đắp vội, giữ lại nước ở những khu vực ngoại vi. Trong tương lai, khu trung tâm thủ đô, trái tim của giới kinh doanh, sẽ bị nằm giữa hai gọng kềm là gió mùa ở phương Bắc và biển cả ở phương Nam.
Để đối phó, chính quyền Thái Lan dự kiến xây dựng những con đập dọc theo ḍng sông Chao Phraya chạy xuyên qua thành phố, lắp đặt một hệ thống bơm nước, đào những kênh dẫn nước đi nơi khác và trồng đước. Văn pḥng kiến trúc sư Thái S+PBA đề nghị xây dựng « Wetropolis », một thành phố nổi được thiết kế theo kiểu các rừng sú vẹt tái sinh. Nếu không thành công, nền kinh tế vương quốc Thái có nguy cơ không bao lâu nữa sẽ phải trả một cái giá rất nặng cho biến đổi khí hậu : các cơ sở công nghiệp Nhật Bản tại miền Trung Thái Lan sẽ chuyển dịch các nhà máy sang nước khác.
Thụy My, rfi