Chip Starnes, người Mỹ, đồng sở hữu công ty Coral Springs chuyên về thiết bị y tế, đă bị một nhóm công nhân Trung Quốc bắt làm con tin suốt 4 ngày tại nhà máy của chính ḿnh ở Bắc Kinh.
Ông chủ 42 tuổi này cho hay, các công nhân tham gia vụ bắt cóc đ̣i có khoản bồi thường thôi việc như 30 công nhân khác được cho nghỉ việc trước đó. Trụ sở chính của Coral Springs là ở Florida, Mỹ.
Theo Chip Starnes, giới chức địa phương đă tới nhà máy 10 năm tuổi nằm ở ngoại ô thủ đô và ép ông này kư vào thỏa thuận đáp ứng đ̣i hỏi của công nhân dù ông đă t́m cách làm rơ rằng 100 công nhân c̣n lại sẽ không bị sa thải.
Chip Starnes cho hay, 80 trong số 100 công nhân đă chặn mọi đường ra khỏi công ty suốt ngày đêm và không cho ông ngủ bằng cách chiếu đèn, gơ vào cửa sổ văn pḥng. Chip Starnes nói với phóng viên AP từ cửa sổ văn pḥng tầng 1 trong khi vẫn nắm các thanh sắt của cửa sổ: "
Tôi cảm thấy ḿnh như một con vật bị mắc kẹt".
"Tôi cho rằng những ǵ đang diễn ra thật độc ác. Tôi đă ở khu vực này 10 năm và tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Trong trí tưởng tượng phong phú của ḿnh, tôi chưa bao giờ nghĩ điều ǵ tương tự như thế này sẽ xảy ra"
Các công nhân cố thủ trong nhà máy - hai ṭa nhà 2 tầng nằm sau các cánh cổng và bờ giậu ở quận Huairou ở ngoại ô bắc Bắc Kinh, liên tục từ chối đề nghị b́nh luận và nói không muốn trả lời báo giới ngoại quốc.
Việc các ông chủ người Trung Quốc bị công nhân bắt làm con tin để đ̣i bồi thường hoặc các khoản thưởng khác không hiếm, song thỉnh thoảng trường hợp như vậy mới xảy ra với chủ nước ngoài.
Một phát ngôn viên cảnh sát địa phương cho hay, cảnh sát đă có mặt tại hiện trường để giữ trật tự.
Đại diện sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đă đứng ngoài cửa gần như suốt ngày và cuối cùng cũng được cho vào. Phát ngôn viên sứ quán Mỹ là Nolan Barkhouse cho hay, hai phía đang gần đạt tới thỏa thuận rằng Starnes sẽ được gặp luật sư.
Starnes cho hay, công ty đang đóng cửa phân xưởng nhựa và định chuyển sang Mumbai, Ấn Độ. Ông tới Bắc Kinh từ đầu tuần trước để sa thải 30 người cuối cùng. Một số người đă làm cho công ty được 9 năm nên tiền bồi thường khá cao.
Tuy nhiên, một số công nhân ở các bộ phận khác nghe thấy tin đó cùng với một số lời đồn rằng cả nhà máy chuẩn bị chuyển sang Ấn Độ nên bắt đầu đ̣i bồi thường tương tự.
AP