Dân Việt - "Bao báp là loại cây quư hiếm, rất đẹp, nhưng việc gieo trồng ở Việt Nam rất khó. Vừa qua, gia đ́nh anh Ngọc gây trồng thành công cây bao báp là hiện tượng chưa thể lư giải” - theo GS.TS. Nguyễn Lân Dũng.
Chưa thể lư giải lư chuyện ươm được cây bao báp
Vừa qua, một số tờ báo đưa tin về loài bao báp vốn được biết đến là cây quư hiếm ở vùng đất sa mạc của châu Phi, châu Úc, đă được một nông dân ở Hà Nội ươm trồng thành công. Để t́m hiểu sự việc, chúng tôi đă t́m về nhà anh Nguyễn Văn Ngọc (thôn Thạch Bích, xă Bích Ḥa, Thanh Oai, Hà Nội) - người đă gây trồng thành công loài cây bao báp.

Từ thân, lá đến quả cây bao báp đều có công dụng phục vụ cuộc sống con người và chữa bệnh
Theo lời anh Ngọc: Trong chuyến du lịch vào Thừa Thiên - Huế giữa năm 2012, anh Ngọc cùng em trai là Nguyễn Văn Ngà và một người bạn tên Nguyễn Văn Khôi ngỡ ngàng khi thấy một cây bao báp to lớn cho quả sum suê tại một khách sạn trên đường Mai Thúc Loan. Ông Ngọc và ông Ngà đă ngơ ư xin bốn quả bao báp mang về Hà Nội để ươm trồng thử.
“Theo quản lư khách sạn th́ nhiều người cũng xin quả bao báp về trồng thử như chúng tôi nhưng đều thất bại. Dù vậy chúng tôi vẫn quyết mang về Hà Nội trồng thử. Thật bất ngờ, một trong bốn quả bao báp chúng tôi mang về ươm thành công và cho 108 hạt nảy mầm”, anh Ngọc cho hay.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, Giáo sư, Tiến Sĩ Nguyễn Lân Dũng cho biết: Cây bao báp là loại cây quư hiếm, rất đẹp. Tuy nhiên, ở nước ta, rất nhiều người đă thử gây trồng cây bao báp nhưng chưa thành công. Việc gia đ́nh anh Ngọc gây trồng thành công loài cây bao báp là hiện tượng đến giờ “chưa thể giải thích”.

GS.TS. Nguyễn Lân Dũng trong lần về thăm vườn cây bao báp tại nhà anh Nguyễn Văn Ngọc. Ảnh: GS.TS. Nguyễn Lân Dũng cũng cấp.
Trong khi đó, theo anh Nguyễn Văn Ngọc th́ gia đ́nh anh cũng không có bí quyết ǵ trong việc gây trồng cây bao báp.
“Sau khi mang quả bao báp từ Huế về chúng tôi cứ thế cho vào chậu cây cảnh. Không lâu sau đó th́ vỏ quả bao báp nứt ra, bên trong có hơn một trăm hạt nảy mầm. Tôi và mọi người bóc tách hạt đưa vào các túi ni-lông đựng cát trộn với đất. Từ lúc hạt nảy mầm cho tới bây giờ (cây cao 1,5m) chúng tôi chỉ tưới nước cho cây và không hề bón bất cứ một loại phân nào v́ sợ cây chết”, anh Ngọc cho hay.
Theo Nhà giáo ưu tú Thân Trọng Ninh - một người có nhiều năm nghiên cứu về cây bao báp: Loài cây bao báp đang trồng tại nhà anh Ngọc thuộc nhóm cây bao báp có thân cao. C̣n giống cây bao báp từ Senegal mà ông tặng gia đ́nh anh Ngọc và được nhân giống thành công mới đây là nhóm bao báp có thân thấp nhưng có bán kính lớn hơn so với cây bao báp lấy giống ở Huế.
Bao báp là “cây thần dược”?
Tâm sự với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Ngà cho biết: “Qua t́m hiểu, tôi được biết lá cây bao báp có nhiều công dụng trong chữa bệnh nên đă lấy lá phơi khô rồi nấu nước uống, không ngờ có tác dụng thật. Do yếu tố di truyền nên tôi và anh Ngọc dù mới bốn năm mươi tuổi nhưng tóc đă bạc trắng như ông cụ. Nhưng sau khoảng 7-8 tháng uống nước nấu lá cây bao báp, tóc tôi và anh Ngọc đă đen trở lại một phần”.

Hơn 300 cây bao báp được gây trồng thành công tại vườn nhà anh Nguyễn Văn Ngọc.
Trong khi đó, chị Ân - một hàng xóm nhà anh Nguyễn Văn Ngọc th́ cho hay: Chị bị chứng bệnh kinh nguyệt không đều nhưng từ khi được uống nước nấu lá bao báp mà nhà anh Ngọc cho th́ chị Ân thấy chu kỳ kinh nguyệt đều hơn và người cũng dễ chịu hơn.
Những tác dụng của lá cây bao báp qua lời kể của anh Ngà và chị Ân hiện chưa có sự kiểm chứng khoa học. Dù vậy, theo GS.TS. Nguyễn Lân Dũng, cây bao báp từ thân, lá, đến quả đều có công dụng phục vụ cuộc sống con người và chữa bệnh.
Cụ thể, trái bao báp có thể được chế biến thành nhiều món ăn và thức uống. Cùi thịt khô của quả, sau khi tách khỏi các hạt và sợi, ăn được ngay hoặc trộn lẫn với cháo yến mạch hay sữa. Hạt bao báp được dùng chủ yếu như chất làm đặc cho các món xúp, nhưng cũng có thể được lên men thành gia vị hay nướng ăn trực tiếp hoặc giă nhỏ để chiết dầu thực vật.

Anh Nguyễn Văn Ngà bên cạnh cây bao báp tại Thừa Thiên - Huế.
Lá cây bao báp thường được dùng như một loại rau ăn tại châu Phi đại lục, bao gồm Malawi, Zimbabwe và Sahel. Nó được dùng dưới cả hai dạng là rau tươi và bột khô. Ngoài ra, lá cây có thể dùng làm thuốc chữa những bệnh như tiêu chảy, sốt. Tại Nigeria, người dân địa phương gọi lá của nó là kuka và dùng nó để nấu món súp kuka…
Bên cạnh đó, cây bao báp được biết đến là nguồn cung cấp nước quan trọng đối với nhiều người v́ trong thân cây có chứa rất nhiều nước. Được biết, một cây bao báp lớn, rỗng thân ở miền nam Derby, tây Australia đă được sử dụng trong thập niên 1890 như là nơi giam giữ các tù nhân là thổ dân trên đường đưa họ tới Derby để tử h́nh. Cây bao báp này hiện vẫn c̣n và trở thành điểm thu hút nhiều khách du lịch thập phương.
Anh Nguyễn Văn Ngọc (thứ 3 từ phải sang) trao cây bao báp cho đại diện Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Xuân Lực