Thời ấy, con gái chưa chồng mà có chửa, dù “tác giả” có là bộ đội th́ cũng là một sự xấu hổ rất lớn đối với dân làng và gia đ́nh, ḍng tộc. Không chịu nổi điều tiếng, bà Kăn Đân ở luôn trên rừng để tiếp tục việc giao liên và chữa bệnh.
Lời đồn về một "nữ chúa rừng xanh" xinh đẹp tuyệt trần, nhưng v́ thất t́nh nên lánh xa "trần thế", bao năm qua sống cô độc một ḿnh giữa chốn rừng xa, ngày đêm bầu bạn với rắn rết, chim muông... cứ lảng vảng như gió mây trong những chuyến lang thang của tôi giữa đại ngàn Trường Sơn.
Cho đến hôm tôi t́nh cờ nghe cựu trưởng pḥng Lao động thương binh xă hội huyện A Lưới - ông Hồ Nam Đông - dấm dứ bên chiếu rượu: “Chuyện về nữ chúa rừng xanh là có thiệt, người c̣n sống hẳn hoi, nhưng t́nh tiết ly kỳ như chuyện bịa...”.
Bất ngờ mă năo
Đội nắng gần cả buổi sáng mới vào được xă Hồng Thuỷ của huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vậy mà hỏi t́m “nữ chúa rừng xanh” Kăn Đân, cán bộ xă duy nhất c̣n “sót” lại ở trụ sở cứ loay hoay bóp trán: “Kăn Đân th́ ở đây có nhiều, nhưng bà Kăn Đân sống biệt lập một ḿnh giữa rừng với rắn rít chi đó như anh nói, có thể là bà Kăn Đân ở thôn 5 của xă. Hay là ḿnh thử vào đó?”.
Thở không ra hơi v́ trưa nắng, lại gần như bong chân v́ lội bộ, nhưng ḷng tôi cứ khấp khởi hy vọng là ḿnh sắp t́m đúng người, bởi cứ theo chân cán bộ xă đi dọc đường ṃn hết ngọn đồi này đến ngọn đồi khác mà vẫn không thấy nhà bà Kăn Đân ở đâu. Đi măi rồi cũng đến lúc thở hắt ra, v́ trước mặt thấp thoáng một ngôi nhà sàn bốn bề huơ hoác, vắng lặng đến rợn người.
Cán bộ xă gọi cửa bằng tiếng Tà Ôi, măi lâu mới có một người phụ nữ tầm 70 tuổi xuất hiện với nụ cười móm mém. Giật thót ḿnh bởi bà quá đẹp, một vẻ đẹp bí ẩn, đă thế trên cổ lại đeo đến 6 chuỗi mă năo. Đây là loại đá rất quư hiếm và có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có, cũng như địa vị xă hội cao của người Tà Ôi.
Bà Kăn Đân - "nữ chúa rừng xanh".
Không giật ḿnh sao được khi hôm trước mới nghe một nhà nghiên cứu văn hoá khẳng định như đinh đóng cột rằng, ở A Lưới bây giờ, người sở hữu mă năo nhiều nhất cũng chỉ khoảng 10 hạt. Thế mà người đàn bà đứng trước mặt tôi lại có đến gần cả... trăm hạt! Đang lan man th́ cán bộ xă quay lại: “Đây đúng là bà Kăn Đân mà anh t́m”. Mừng không thể tả hết được bằng lời.
Huyền thoại về “nữ chúa rừng xanh” bắt đầu với lời kể: Khu vực thuộc thôn 5 của xă Hồng Thuỷ bây giờ ngày xưa có tên là làng La Ngà. Ông cố của bà Kăn Đân là già làng, trong quá tŕnh dẫn bộ tộc của ḿnh du canh ở đại ngàn Trường Sơn đă phát hiện và chọn vùng đất này để định cư.
Làng La Ngà trước đây là một khu rừng nguyên sinh với rất nhiều rắn, trăn, hổ... sinh sống. Trong làng có một cái đầm lầy, bên cạnh có một cây dổi to ba đến bốn người ôm không hết. Thân cây bị rỗng nên không biết từ bao giờ nó trở thành một ổ rắn cực lớn.
Khi mặt trời lên, rắn ở trong thân cây ḅ ra đi kiếm ăn nối đuôi nhau. Thời đó, gặp rắn, gặp thú rừng, người trong làng ai cũng đánh đập, xua đuổi, giết thịt... nhưng ông cố của bà Kăn Đân th́ ngược lại. Không những không xua đuổi mà ông c̣n t́m cách giúp đỡ, giải thoát cho những con thú gặp nạn.
Để đền ơn ông, con rắn chúa đầu có sừng, cùng với chúa của nhiều loài vật khác biết nói tiếng người lúc đó quyết định “làm bạn” với ông và dạy cho ông ngôn ngữ, cách điều khiển chúng và các phương thuốc chữa bệnh bí truyền mà con người không thể nào biết được. Đặc ân này sau đó được ông truyền lại cho ông nội, cha và đến bà Kăn Đân.
Bi kịch t́nh yêu
Bà Kăn Đân không nhớ được năm nay ḿnh bao nhiêu tuổi. Người trong làng cũng chỉ nhớ bà từng đẹp đến mức không một loài hoa nào của núi rừng Trường Sơn có thể so sánh được, và là con gái của chủ làng La Ngà giàu có nhất vùng này.
Thời chống Mỹ, bà Kăn Đân là dân quân du kích. Bà được giao nhiệm vụ nhận và giao bộ đội từ miền Bắc vào ở các trạm giao liên trên đường ṃn Hồ Chí Minh. Và như đă nói ở trên, do học được những bài thuốc bí truyền từ cha ḿnh nên bà được giao thêm nhiệm vụ chăm sóc và chữa các bệnh thông thường cho bộ đội.
Trong một lần nhận quân, có một bộ đội tên là Sơn, dân tộc Mường, bị sốt rét nên phải nằm lại chữa trị ở trạm giao liên. Trong quá tŕnh chăm sóc, t́nh cảm giữa hai người nảy nở, và khi bộ đội Sơn lành bệnh, tiếp tục hành quân vào Nam th́ cũng là lúc trong cơ thể nàng thôn nữ Kăn Đân mang h́nh hài một sinh linh mới.
“Ngày chia tay, hắn hứa sẽ quay lại t́m ḿnh, nhưng sau mấy chục năm, con hắn đă lớn chừng ni rồi mà hắn vẫn chưa quay lại” - bà Kăn Đân vừa nói vừa chỉ tay vào một cô gái cũng rất khó đoán tuổi, bị chột mắt, vừa đi đâu về với một cái gùi trên vai. Bà tiếp: “Hắn tên là Hồ Thị Mai. Họ Hồ của Bác Hồ đó”. Mai cười ngượng nghịu: “Ḿnh tên là Hồ Thị Hồng chớ không phải Hồ Thị Mai”.
Thời ấy, con gái Tà Ôi, lại là con trưởng làng như bà Kăn Đân, chưa chồng mà có chửa, dù “tác giả” có là bộ đội th́ cũng là một sự xấu hổ rất lớn đối với dân làng và gia đ́nh, ḍng tộc. Không chịu nổi điều tiếng, bà Kăn Đân sau đó không về nhà mà ở luôn trên rừng để tiếp tục việc giao liên và chữa bệnh.
Sau chiến tranh, bà trở về làng La Ngà nhưng không ở nhà cũ mà cùng con gái đi t́m chỗ xa nhất, nơi có cái đầm lầy và cây dổi to ba bốn người ôm, bên trong đầy rắn rít như trong truyền thuyết rồi dựng nhà ở luôn cho đến bây giờ.
Kể từ khi sống lánh xa mọi người, bà Kăn Đân đă nuôi rất nhiều trăn, rắn, chồn, khỉ, chim... để làm thú vui. Ông Hồ Nam Đông, một trong số rất ít cán bộ và người dân địa phương có giao hảo thân t́nh với bà nhờ những lần đi chăm lo chính sách cho người có công, kể lại: “Một dạo, trong nhà bà Kăn Đân tràn ngập thú rừng các loại. Thường chúng lang thang vào rừng, đến bữa ăn, chỉ cần một vài tiếng gọi của bà là lập tức trong nhà nhộn nhịp như một sở thú".
"Tui c̣n nhớ có lần lên rừng, bà Kăn Đân phát hiện thấy một con khỉ con bị thương ở chân, bà đưa về nhà chữa lành bằng một bài thuốc thổi bí truyền rồi nuôi nó. Sau đó khoảng gần chục năm cho đến khi chết, con khỉ đó ngày nào cũng vào rừng hái trái cây ngon về cho hai mẹ con bà ăn”.
Nhắc đến chuyện thuốc thổi của bà Kăn Đân, ông Hồ Nam Đông lại kể: “Cách đây mấy năm, tui có người bạn bị găy tay do ngă từ trên xe tải xuống đất. Thường găy tay, đến bệnh viện băng bột phải mất cả tháng mới lành, nhưng đưa vô gặp bà Kăn Đân, bà thổi thuốc chỉ cần một tuần là lành hẳn”.
Cũng theo ông th́: “Khu vực nhà bà Kăn Đân ở có rất nhiều rắn sinh sống. Tui đă nhiều lần tận mắt thấy việc bà Kăn Đân gọi rắn về. Đặc biệt sau lưng nhà bà có một cái hồ lớn, thỉnh thoảng có một con rắn rất to về tắm, mỗi lần như rứa, hắn quậy tung toé cả hồ lên”.
Nhưng đó đă là chuyện của nhiều năm trước. Ngày tôi đến, ngôi nhà của mẹ con bà Kăn Đân đă trống trải như nhà hoang, bởi: “Phần th́ bị săn bắt trộm, phần chúng nó phá quá, chịu không nổi nên ḿnh đă đem cho người ta giết thịt hết rồi” - bà Kăn Đân nói. Con thú duy nhất c̣n ở lại với bà Kăn Đân là một con chim lạ, rất đẹp với màu sặc sỡ.
Thấy khách lạ, từ trên nhà nó nhảy xuống bếp, rồi từ bếp biến mất vào trong những lùm cây sau nhà. Phải đến khi trên tay bà Kăn Đân cầm thức ăn, miệng gọi “Kruưt”, “Kruưt” cùng những lời th́ thầm, nghe dịu dàng như mẹ gọi con gái, nó mới chịu về và sà lên người bà Kăn Đân để mổ lấy thức ăn.
Hỏi bí quyết làm sao để có thể nuôi và gọi được chim thú, măi bà cũng chỉ nói mỗi một câu: “Có bí quyết chi mô, do ḿnh có cái tâm nên nuôi chúng th́ chúng quư mến ḿnh thôi”. Lại gặng hỏi chuyện bài thuốc thổi, măi bà cũng chỉ cười: “Không nói được mô”.
Sau những huyền thoại, bà Kăn Đân c̣n có một cuộc sống đời thường đầy bao dung và khá lạ trong mắt nhiều người. Dọc đường đi, cán bộ xă cứ nhắc măi: “Mẹ con bà Kăn Đân lạ lắm”. Lạ là bởi hai mẹ con làm quần quật từ sáng đến đêm, nhưng làm được thứ ǵ cũng đều không để dành mà lặn lội đem cho bà con họ hàng và hàng xóm. Thấy quanh vùng nhà ai khó khăn là mẹ con bà tự nguyện đến giúp đỡ. Ai ốm đau, dù xa xôi tới mấy bà cũng t́m đến chữa bệnh.
Bởi vậy dù sống biệt lập một ḿnh, nhưng quanh vùng này, ai cũng quư mến và chịu ơn mẹ con bà. Bà là người có công với cách mạng (Huân chương Kháng Chiến hạng Nhất), đă không biết bao lần, địa phương vận động bà rời bỏ chỗ ở heo hút hiện nay để đến một chỗ gần đường, gần khu dân cư hơn, nhưng bà kiên quyết không đi...
Bà Kăn Đân không đi, không thay đổi, chuyện cũng dễ hiểu, nhưng c̣n con gái bà? Cũng như mẹ, Hồng không nhớ được là năm nay ḿnh bao nhiêu tuổi. Và từ khi ra cho đến giờ, Hồng cứ luẩn quẩn bên mẹ nên chưa bao giờ bước chân ra khỏi địa phận làng La Ngà heo hút để biết xem cuộc sống bên ngoài như thế nào.
Lạ là khác mẹ, cô không hề biết “giao tiếp” với chim thú, không hề biết thuốc thổi chữa bệnh. Lạ nữa là khi tôi hỏi chuyện chồng con, Hồng trả lời: “Không, v́ lấy chồng rồi phải theo chồng, sẽ không c̣n ai chăm sóc mẹ”. Khi nói câu này, Hồng giấu mặt vào sau lưng mẹ thật lâu, nên tôi không thể nào biết được lúc đó cô buồn hay vui...
Theo Lao Động