Ăn uống lành mạnh, làm t́nh nhiều vào, đó là lời khuyên của một thầy thuốc dân gian ở quần đảo Zanzibar dành cho những người muốn hồi phục sức khỏe. “Toa thuốc” chẳng giống ai này lại thu hút vô số người bệnh từ khắp thế giới t́m đến “thầy” Madawa.
Nhớ sex thường xuyên
Khi cư dân Zanzibar cảm thấy không khỏe, họ đều t́m đến Madawa. Khi nào không thể giúp họ, ông gửi họ đến bệnh viện. Với bệnh nhân người nước ngoài, th́ đó là ngược lại: sau nhiều năm t́m hết chuyên gia y tế này đến bác sĩ khác, t́m cách chữa ở nhiều quốc gia mà vẫn không khỏe hơn, họ mới t́m đến ông, xin chữa các bệnh da liễu, đau lưng kinh niên hoặc tiểu đường.
Thầy Madawa
Madawa nói: “Lẽ ra họ đă chẳng mất quá nhiều tiền cho các chuyến bay ấy, nếu họ chỉ cần cố gắng pḥng bệnh trước. Ông tin rằng người ta sẽ không bao giờ bệnh tật nếu như chú ư hai điều: ăn uống lành mạnh và sinh hoạt t́nh dục điều độ. Bản thân Madawa có 4 vợ và 39 đứa con. Trong nhiều năm, ông đă đi nhiều nơi như New York (Mỹ) Rotterdam (Hà Lan) và Berlin (Đức) để nói chuyện về chủ thuyết “pḥng bệnh hơn chữa bệnh” này.
Tại Bệnh viện Zanzibar, các bác sĩ không thể t́m ra nguyên nhân cặp má sưng tấy của một người phụ nữ. Nên sáng nọ, cô rụt rè bước vào pḥng mạch của “thầy” Madawa, ông bắt đầu hỏi về chuyện đi vệ sinh của cô: “Hôm qua cô vào nhà vệ sinh mấy lần?”. Cô đáp: “Chẳng lần nào”. Madava hỏi tiếp: “C̣n hôm trước?”. Cô trả lời: “Cũng không. Lần đi tiêu gần nhất cách đây 3 ngày.
Nhưng cháu đến đây để khám má cơ mà?”. Madawa vẫn hỏi: “Cô ăn bao nhiêu bữa một ngày?” - “Dạ ba bữa”. Madava lấy ra tờ giấy rồi làm toán: mỗi ngày 3 bữa, hai ngày là 6 bữa, cộng thêm bữa sáng nữa là 7: “Cứ cho là có 600 gram thức ăn/bữa” rồi Madava nh́n vào đôi mắt cô gái: “Trong người cô đang có hơn 3kg thức ăn và cô cần được thải ra. Vậy mà cô bị bất ngờ v́ bị đau ở má hoặc ở chỗ nào khác à?”. Cô gái cười hiền lành.
Madawa gọi một người giúp việc đem lên một chai nhựa đựng một loại thuốc nước màu nâu sền sệt. Madawa giải thích các thành phần thuốc: hạt cây carob, cây quế và cây bạc hà xay nhuyễn thành bột rồi pha với mật ong để tạo thành một loại thuốc nhuận trường: “Khi chế độ ăn uống của cô trở lại b́nh thường, má cô ấy sẽ hết sưng”. Ông lại rút tờ giấy khác vẽ một ṿng tṛn rồi vạch 3 đường tạo thành một “ổ bánh” 6 phần, mỗi phần có các chữ “không khí, nước, trái cây, rau củ, gạo/chuối và cá/thịt”. Ông nói đó là tất cả những ǵ cơ thể cần, mỗi thứ ăn một ít, không cần phải ăn nhiều. Ông nói với cô gái: nhờ theo nguyên tắc sống ấy, cha ông đă thọ 122 tuổi. C̣n ông ở tuổi 63 chưa hề có ngày nào bị đổ bệnh.
Sau đó, Madawa làm mát-xa chữa bệnh cho một cậu bé 3 tuổi có hệ miễn dịch kém, phát cho chàng trai nọ (bị chứng rối loạn cương) một chai “Viagra tự nhiên”. Vào cuối ngày khám bệnh, ông c̣n giúp một bà lớn tuổi hồi phục sau một cơn đau tim, và khám cho một bà khác lên cơn ghen v́ chồng bà ta có vợ bé. Có những ngày ông khám-chữa bệnh cho 80 bệnh nhân.
Thầy Madawa khám cho bệnh nhân
Bài thuốc trong thiên nhiên
Madawa được người dân gọi là “Ngài Madawa”, v́ họ rất kính trọng vị thầy thuốc này. Hiện nay c̣n có những người bệnh từ châu Phi, thậm chí bay từ Canada, Đức, Oman và Nam Phi đến t́m ông, v́ tin ông có “quyền năng” chữa bệnh bằng các loại thảo dược. Pḥng mạch của Madawa đặt trong căn nhà một tầng ở thành phố Zanzibar, chỉ có một chiếc quạt trần làm mát cho số bệnh nhân đông đảo với cái nóng 35 độ C.
Vị thầy thuốc chẳng nhớ từ lúc nào người ta không gọi tên đầy đủ Mohammed Said Ali của ông nữa, có lẽ v́ người ta gọi “Ngài Madawa” để tưởng nhớ ông cố, ông nội và cha của ông đều là thầy thuốc dân gian. Ông nhận là madawa thế hệ thứ năm và cũng như các bậc cha ông, ông sử dụng các loại thảo dược mọc tự nhiên ở Zanzibar.
Ông dùng bạc hà để trị muỗi, gừng chống đau, cây quế làm thuốc kích dục, cỏ chanh trị say rượu cùng các bệnh khác. Cây bạch đậu khấu, tiêu, dừa và nghệ tây cũng mọc ở Zanzibar. Madawa làm thuốc nước, dầu từ hoa, trái, rễ, củ và vỏ của các loại cây này. Ông học nghề từ cha, nhưng ông cũng ráng nghiên cứu thêm để nâng cao tŕnh độ. Một trong những người con của ông đang học khoa Y ở đại học, cũng giúp ông rất nhiều.
Với các bệnh nhân, Madawa vừa là “bác sĩ” vừa là người huấn luyện lối sống. Theo ông th́ ông hoàn thành tốt cả hai vai tṛ, và ai nghi ngờ th́ hăy xem cuộn băng video kể về Suleiman người Oman. Khi Suleiman được đưa đến Zanzibar hồi 2 tháng trước, ông liên tục bị động kinh khiến cơ thể ông bị co giật những 6-7 lần/ngày, thậm chí có những lần ông bị bất tỉnh. Đó là do một “toa thuốc” của Madawa và Suleiman chấp nhận.
Có tin rằng các bác sĩ ở Ấn Độ và Oman muốn “mở” hộp sọ để kiểm tra năo của ông. Họ dự tính thực hiện một ca mổ nhưng không biết nên chọn phương pháp nào. Cuốn băng video chiếu h́nh ảnh một người đàn ông 50 tuổi c̣n tḥ ḷ mũi xanh, phải có người khác đút ăn. Suleiman c̣n vất vả nhấc đầu lên và nếu không có người đỡ th́ “bộ xương” cao 180cm và nặng chỉ 32kg ấy không thể nào bước đi được. Vậy mà ngày nay, Suleiman đi tung tăng khắp pḥng mạch, cười vui bắt tay các bệnh nhân, cùng ngồi ăn món cháo cá với Madawa và không cần ai giúp. Ông nói cách chữa bằng các bài thuốc dầu thơm của “thầy” đă cứu ông.
___
Theo thổ ngữ Kiswahili, “dawa” có nghĩa “thuốc” c̣n madawa (hoặc madava) có nghĩa “người thầy thuốc” làm ra thuốc bằng các loại thảo dược. Vị thầy thuốc này được đánh giá ngang với các bác sĩ phương Tây và thực tế là nhiều bác sĩ của các bệnh viện đă gửi bệnh nhân (chưa thể hết bệnh với cách chữa trị của Tây y) đến các madawa. Với các bệnh nhân, madawa là đồng nghĩa “cơ hội cuối cùng”.
Thế giới & Hội nhập