Đây là thông tin được đại tá Cao Ngọc Lan - Phó GĐ CA tỉnh Hải Dương xác nhận với Tuổi Trẻ vào 20g30 tối 11-6. Ông cũng thừa nhận cảnh sát môi trường Hải Dương đă có “sơ suất và thiếu sót” trong khi xử lư lô hàng 2 tấn bạch tuộc.
Đại diện công an Hải Dương làm việc với đại diện ngư dân Cần Giờ - Ảnh: Thuận Thắng
Chiều cùng ngày, công an Hải Dương đă có cuộc làm việc kéo dài hơn 6 tiếng đồng hồ với đại diện các ngư dân Cần Giờ bị thiệt hai trong vụ bắt giữ 2 tấn bạch tuộc dẫn đến hư hỏng.
Buổi làm việc diễn ra tại công an phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM, (nơi thường trú của bà Nguyễn Thị Phỉ, đại diện theo ủy quyền của các chủ hàng bạch tuộc tại Cần Giờ), vào chiều 11-6. Đây là kết quả đầy bất ngờ nhưng rất hợp lư trước quyết tâm đi đ̣i lẽ phải đến cùng của những dân chài chân lấm tay bùn ở rừng ngập mặn Cần Giờ.
Ngư dân giảm 10% tiền bồi thường
Theo yêu cầu ban đầu của các ngư dân Cần Giờ, công an Hải Dương phải bồi thường 1.809 kg bạch tuộc (số lượng thực tế sau khi trừ bao b́), với đơn giá cộng phí vận chuyển là 400.000 đồng/ kg theo thời giá thu mua ngày 27-5; chịu toàn bộ phí tổn của các ngư dân đă di chuyển ra Hải Dương làm việc với tổng số tiển là 755 triệu đồng.
Công an Hải Dương cho rằng giá 400.000 đồng/kg bạch tuộc là quá cao và đề nghị giảm giá tiền bồi thường trên cơ sở giảm đơn giá trên mỗi kg bạch tuộc. Đề nghị này lúc đầu đă bị các ngư dân phản đối làm không khí cuộc làm việc trở nên căng thẳng.
Các ngư dân cho rằng, công an Hải Dương không nắm được thực tế giá bạch tuộc, vốn biến động theo ngày chứ không ổn định như các mặt hàng khác. Một số bà con c̣n đề nghị đại diện nghị công an Hải Dương hăy xuống rừng ngập mặn để biết bà con đánh bắt được con bạch tuộc khổ cực như thế nào và không đồng ư bồi thường.
Ngư dân Cần Giờ gian nan bắt bạch tuộc - Ảnh: Thuận Thắng
Suốt ngày đêm trong rừng ngập mặn nhưng lượng bạch tuộc bắt được có khi chỉ vài con - Ảnh: Thuận Thắng
Tuy nhiên, sau một thời gian thương lượng, các ngư dân Cần Giờ đă hào sảng không đ̣i bồi thường chi phí vé máy bay của 10 ngư dân ra Hải Dương khiếu nại, đồng thời giảm thêm 10% số tiền trên đơn giá lô hàng 2 tấn bạch tuộc. Do đó số tiền bồi thường sẽ chỉ là 650 triệu đồng.
Đến 20g tối cùng ngày, biên bản thỏa thuận về việc bồi thường đă được hoàn tất. Niềm vui càng vui hơn khi công an Hải Dương quyết định chuyển ngay số tiền 650 triệu ngay sau khi kư xong biên bản thỏa thuận.
Đến 21g15 phút tối nay, bà Nguyễn Thị Phỉ, người đại diện theo ủy quyền cho các ngư dân cho biết đă nhận đủ 650 triệu từ công an Hải Dương.
“Con kiến” thắng kiện “củ khoai”
Tin người dân săn bạch tuộc Cần Giờ được bồi thường 650 triệu làm không chỉ ngư dân và cả lănh đạo huyện Cần Giờ cũng không giấu được sự vui mừng.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Cách Mạng - chủ tịch UBND huyện Cần Giờ xúc động:
“cuối cùng công sức, mồ hôi của bà con ngư dân Cần Giờ cũng đă được bù đắp. Chúng tôi rất cảm ơn thiện chí và tinh thần trách nhiệm của công an tỉnh Hải Dương trong việc xử lư vụ việc này”.
Theo ông Huỳnh Cách Mạng, vụ việc này cũng là một kinh nghiệm của người dân không chỉ ở Cần Giờ mà nhiều vùng nông thôn khác khi buôn bán, vận chuyển nông, lâm, thủy sản cũng cần có các giấy tờ cần thiết mà pháp luật quy định, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Đồng thời mong các ngành chức năng khi xử lư những việc tương tự cần linh động, dựa trên cả t́nh lẫn lư, tránh những thiệt hại cho người dân.
Tin vui cũng lan nhanh về các xóm chài trong rừng ngập mặn Cần Giờ, ngư dân Nguyễn Văn Đông (thị trấn Cần Thạnh) nói đây là chuyện “con kiến” thắng kiện “củ khoai”.
“Lúc bắt đầu vụ khiếu nại này chúng tôi vẫn nghĩ là kiện cho đỡ ức chứ không nghĩ được bồi thường” - anh Đông nói. Anh Đông cho rằng qua vụ việc này, người dân ở Cần Giờ và những miền quê khác sẽ vững dạ hơn khi đứng trước những vụ việc khúc mắc về pháp lư, miễn là ḿnh làm đúng th́ không có ǵ phải sợ.
Đă có sơ suất
Đại tá Cao Ngọc Lan - Phó giám đốc công an tỉnh Hải Dương đă thừa nhận như vậy ngay khi bắt đầu buổi làm việc. Đại tá Lan nói cảnh sát môi trường Hải Dương đă có “sơ suất và thiếu sót” trong khi xử lư lô hàng 2 tấn bạch tuộc, không kịp thời báo cáo ban giám đốc công an tỉnh Hải Dương và lănh đạo pḥng cảnh sát môi trường, khi ban giám đốc và lănh đạo pḥng biết sự việc th́ lô hàng đă bị hư hỏng và gây ra sự việc đáng tiếc.
“Chúng tôi vào đây với thiện chí là không tranh căi chuyện pháp lư mà t́m hiểu về thiệt hại của bà con để bồi thường. Tuy nhiên mọi thiệt hại đều phải được chứng minh rơ ràng theo quy định của pháp luật” - ông Lan nói.
SH