(GDVN) - Anh đại diện Lotte Mart, thời gian gần đây món bánh pía này bán rất chạy v́ nó có tên trong danh mục khuyến măi. Trung b́nh 3 đến 5 ngày sản phẩm này được nhập một lần.
Tẩy trắng dừa bằng hoá chất rửa bể phốt, tẩy trắng bún bằng chất màu huỳnh quang, vịt quay “tắm” hóa chất Trung Quốc, hay Lotte Mart bán bánh mốc... là những sự cố khiến người tiêu dùng điêu đứng tuần qua.
1. Lotte Mart bán bánh pía mốc, có côn trùng
Theo Nhà báo&Công luận đưa tin, ngày 4/6, chị Y.T phản ánh về việc siêu thị Lotte bán bánh pía thối cho khách. Theo lời kể của chị Y.T, trước khi mua bánh, chị đă xem rất kỹ về ngày sản xuất, hạn sử dụng và đơn vị cung cấp bánh cho siêu thị.
Trên nhăn mác ghi rơ hạn sử dụng là ngày 5/6, thế nhưng chẳng hiểu v́ sao c̣n tới mấy ngày nữa mới hết hạn mà bánh đă thối, mọt ḅ lồm ngồm. “Nếu có hết hạn cũng không thể phát sinh những con côn trùng này, v́ hộp bánh luôn được đậy kỹ lưỡng. Chắc chắn quy tŕnh sản xuất bánh này có vấn đề”, chị Y.T chia sẻ.

Chiếc bánh mốc có rất nhiều côn trùng.
Anh Nguyễn Công Minh, giám sát ngành hàng tại Lotte Mart sau khi mở hộp đă thừa nhận đây là sản phẩm do Lotte phân phối. Anh Minh c̣n cho biết thêm, thời gian gần đây sản phẩm này bán rất chạy v́ nó có tên trong danh mục khuyến măi. Trung b́nh 3 đến 5 ngày sản phẩm này được nhập một lần. Và anh hứa sẽ làm việc với nhà cung cấp sản phẩm về “sự cố” này để đưa ra hướng gải quyết thỏa đáng cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Theo nhăn mác th́ hộp bánh pía Thành Phát này do cơ sở Hoàng Anh, ở HH2 Trường Sơn, phường 15, quận 10, TP.HCM cung cấp.
2. Vịt quay “tắm” hóa chất Trung Quốc
Báo Phụ nữ đưa tin, tiết lộ của một người có thâm niêm gần chục năm gắn bó với “nghiệp” chế biến vịt, ngan nướng th́: Hiện nay, rất nhiều quán vịt nướng sử dụng nguồn thịt vịt là thịt đông lạnh lấy từ các chợ đầu mối hoặc các đầu nậu. Tất cả các nguồn này đa phần đều có xuất xứ từ Trung Quốc chuyển về qua đường tiểu ngạch.
Để làm bắt mắt, các chủ quán phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu màu khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt và có mùi thơm hấp dẫn. Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đă bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ biến.
Loại phụ gia dùng cho loại vịt nướng có giá khá rẻ, mỗi 100gr hóa chất này được bán với giá 25.000 đồng, có thể sử dụng trong 4 - 5 tháng để tẩm ướp cho khoảng 3.500 – 4.000 con gà, vịt.
Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm: Việc lạm dụng chất bảo quản là các chất bị cấm sử dụng gây tác hại không nhỏ đối với sức khỏe người sử dụng, tích tụ trong cơ thể lâu ngày các chất này có thể trở thành tác nhân gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hoá, thần kinh, ung thư…
3. Bắt giữ và tiêu hủy hơn 600 kg heo sữa bẩn
Báo Thanh niên đưa tin, sáng ngày 3/6, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức và Đội Cảnh sát giao thông Rạch Chiếc phát hiện chiếc xe khách giường nằm BKS 76B-000.95 chạy tuyến Quảng Ngăi - TP.HCM có dấu hiệu nghi vấn nên tiến hành dừng xe kiểm tra.

Số thịt và nội tạng heo bẩn bị bắt giữ.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 10 thùng xốp chứa 76 con heo sữa và nội tạng heo với tổng trọng lượng trên 617 kg đă bốc mùi hôi thối.
Do tài xế Nguyễn Tăng Diệu (38 tuổi, quê Quảng Ngăi) không xuất tŕnh được giấy tờ chứng nhận kiểm dịch nên cơ quan chức năng quyết định tịch thu và tiêu hủy toàn bộ số hàng nói trên.
4. Tẩy trắng bún bằng chất màu huỳnh quang
Pḥng Cảnh sát pḥng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh đă công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh, bánh canh xắc trên địa bàn thị xă Tây Ninh trong tháng 5.
Theo đó, để giúp bún trắng bóng, thay v́ sử dụng các chất tẩy trắng dùng cho thực phẩm theo danh mục phụ gia của Bộ Y tế, các cơ sở sản xuất bún lại sử dụng chất màu huỳnh quang (tinopal).

Bún được tẩy trắng bằng huỳnh quang.
Đây là chất tẩy rửa cực mạnh. Bộ Y tế không cho phép sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.
Theo Pḥng Cảnh sát pḥng chống tội phạm về môi trường, hiện vẫn có một số chất khác có thể làm trắng bún trong danh mục cho phép của Bộ Y tế nhưng đắt tiền nên người sản xuất ham lợi, mua hóa chất tẩy trắng công nghiệp để sử dụng mà không nghĩ tới mức độc hại gây ra cho người tiêu dùng.
5. Dừa được tẩy trắng bằng hóa chất rửa bể phốt
Theo VietQ đưa tin, “công nghệ” tẩy trắng dừa bằng hoá chất dùng để thông bể phốt và toilet. Chỉ với 40.000 đồng, người dùng có thể sử dụng để tẩy trắng hàng ngh́n quả dừa.
Hai loại hóa chất này khi kết hợp với nhau dùng để ngâm dừa không những làm dừa khi lột vỏ luôn giữ được màu trắng tinh mà c̣n làm tăng trọng lượng của quả dừa, khiến người mua lầm tưởng đây là dừa nhiều nước. Với các loại thực phẩm khác cũng vậy, điều đó giúp người bán “ăn gian” được cân nặng, từ đó số lăi thu được sẽ nhiều hơn.

Loại axit tẩy tẩy trắng được dùng trong công nghiệp tẩy rửa: tẩy bồn cầu... được dùng để tẩy trắng dừa.
Theo một chuyên gia hóa học, hai loại hóa chất sử dụng tẩy trắng chính là Sodium hydrosunfite (hay c̣n gọi là chất tẩy đường), loại c̣n lại là axit citric (hay c̣n gọi là axit chanh) được lên men bằng nấm mốc Aspergillus niger từ mật mía phế liệu, chất thải tinh bột thủy phân và acid phosphoric.
2 loại hóa chất này được dùng phố biến trong công nghiệp tẩy rửa: Tẩy rửa đường ống, nhà vệ sinh, bể phốt… Trong công nghiệp thực phẩm, những chất này chỉ được dùng khi trên bao b́ chỉ định rơ lượng hạnh chế giúp tẩy trắng.
Xác nhận điều này, bà Lương Bích Thủy (TS. ngành hóa sinh, Khoa Hóa, ĐHSPHN) cho biết: Các chất này có thể làm viêm giác mạc mắt, viêm miệng, ruột, dạ dày… Nếu sử dụng hóa chất công nghiệp để tẩy thức ăn, người ăn có nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng, về lâu dài có thể gây ung thư…”.
V́ vậy tốt nhất người tiêu dùng nên mua dừa khi chưa được lột vỏ để tránh mua phải dừa đă ngâm qua hóa chất.
L.Phạm (Tổng Hợp)