(GDVN) - Bài báo tuyên truyền, giới thiệu lịch sử phát triển máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc và loại mới đang chế tạo có công nghệ vượt cả máy bay Mỹ!
Tờ "Nhật báo Hồ Bắc" Trung Quốc vừa đăng bài viết cho rằng, gần đây, những h́nh ảnh về máy bay cảnh báo sớm phiên bản xuất khẩu ZDK-03 được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay Y-9 đă xuất hiện trên các trang mạng internet.

Máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 do Trung Quốc chế tạo, được dân mạng tuyên truyền
Có thông tin khác cho rằng, máy bay cảnh báo sớm thế hệ mới của Không quân và Hải quân Trung Quốc sắp trang bị đang tiến hành bay thử. Điều này gây sự chú ư cho dư luận Trung Quốc.
Cố Duy Phong, phi công máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, máy bay tham gia duyệt binh tṛn 60 năm Quốc khánh Trung Quốc, cho rằng, máy bay cảnh báo sớm thực ra chính là một sở chỉ huy máy bay trên không. Trước đây, sở chỉ huy mặt đất do sự hạn chế của bởi địa h́nh mấp mô trên mặt đất, cự ly ḍ t́m, phạm vi ḍ t́m, mục tiêu ḍ t́m có tính hạn chế rất lớn.
Chẳng hạn, sở chỉ huy mặt đất rất khó ḍ t́m được các mục tiêu bay tầm thấp. Trong khi đó, tính năng cơ động trên không và độ cao bay của máy bay cảnh báo sớm đă giải quyết được vấn đề này.
Những thông tin được máy bay cảnh báo sớm ḍ được có thể trực tiếp truyền đến hệ thống chỉ huy mặt đất hoặc lực lượng máy bay tiêm kích trên không, đồng thời trực tiếp chỉ huy lực lượng trên không tiến hành tác chiến, đánh chặn máy bay địch.
Theo Cố Duy Phong, trong một số cuộc chiến tranh cục bộ mà bắt đầu là chiến tranh vùng Vịnh, vai tṛ của máy bay cảnh báo sớm trong chiến tranh hiện đại đă được công nhận. Không quân, thậm chí hải quân tiên tiến của quân đội các nước đều trang bị máy bay cảnh báo sớm. Trong chiến tranh công nghệ cao hiện đại, bên nào không có máy bay cảnh báo sớm sẽ trở thành "người mù".

Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo
Lư Sĩ Hoa, phó giáo sư Học viện Chỉ huy Không quân, Trung Quốc cho rằng, "Trung Quốc có 9,6 triệu km2 lănh thổ đất liền và trên 3 triệu km2 lănh thổ biển" (có tuyên bố bất hợp pháp ở Biển Đông), chỉ dựa vào radar mặt đất rất khó bao phủ toàn bộ cái mà Bắc Kinh gọi là "không phận".
Quân đội Trung Quốc muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia, hoàn thành nhiệm vụ pḥng không lănh thổ th́ phải có máy bay cảnh báo sớm với số lượng nhất định, như vậy mới có thể chỉ huy, kiểm soát lực lượng tác chiến một cách thống nhất và hiệu quả cao, có thể phát huy đầy đủ hiệu quả tác chiến của các loại trang bị pḥng không. Một quốc gia nếu có năng lực cảnh báo sớm, theo dơi, kiểm soát, thu thập tin tức t́nh báo, cho dù số lượng máy bay chiến đấu chỉ bằng một nửa đối thủ, cùng có thể giành thắng lợi trong chiến tranh.
Máy bay cảnh báo sớm Trung Quốc "dẫn trước" máy bay Mỹ!
Theo bài báo, sở hữu máy bay cảnh báo sớm luôn là kỳ vọng của Trung Quốc. Ngay từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đă từng t́m cách nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm KJ-1, nhưng do thiếu thốn công nghệ và hạn chế về sức mạnh quốc gia, chiếc máy bay này cuối cùng đă trở thành một sản phẩm trưng bày trong bảo tàng hàng không, nhưng từ đó nó thúc đẩy Trung Quốc có quyết tâm thực hiện mục tiêu của họ.
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, dưới sự lănh đạo của Vương Tiểu Mô, Trung Quốc đă tiến hành quy hoạch đối với radar cảnh báo sớm trên máy bay, tiến hành khắc phục khó khăn của công nghệ then chốt, và từng bước đă đột phá được công nghệ then chốt của radar máy bay.

Máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 của Không quân Pakistan, do Trung Quốc chế tạo.
Để đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm, Trung Quốc đă triển khai hợp tác với nước ngoài về máy bay cảnh báo sớm.
Với tư cách là người phụ trách chung công nghệ của phía Trung Quốc, Vương Tiểu Mô đă kiên tŕ đưa ra yêu cầu để phía Trung Quốc được đóng vai tṛ chủ đạo trong phương án nghiên cứu chế tạ, từ đó nghiên cứu chế tạo đồng bộ ở trong nước. Chính điều này đă đặt nền tảng cho việc tự chủ nghiên cứu chế tạo của họ sau này.
Vào thập niên 90 của thế kỷ 20, các nước xung quanh Trung Quốc như Nga, Nhật Bản đă trang bị máy bay cảnh báo sớm, Trung Quốc thấy cấp bách phải sở hữu bằng được máy bay cảnh báo sớm. Để đẩy nhanh trang bị máy bay cảnh báo sớm, Trung Quốc bắt đầu t́m kiếm cơ hội hợp tác với các cường quốc quân sự.
Sau nhiều lần gặp phải trở ngại, những người làm công tác khoa học công nghệ quốc pḥng Trung Quốc đă kiên tŕ tự lực nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm. Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc khi đó là ông Giang Trạch Dân đă trực tiếp khích lệ cơ quan nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm.
Năm 2009, hai loại máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và KJ-2000 do Trung Quốc tự chủ nghiên cứu chế tạo đă xuất hiện tại buổi lệ duyệt binh trong ngành Quốc khánh.
"Hai loại máy bay này đă đột phá hơn 100 công nghệ then chốt, đă giành được tổng cộng gần 30 bằng sáng chế, vượt loại máy bay cảnh báo sớm chính tiên tiến nhất trên thế giới về rất nhiều chỉ tiêu công nghệ then chốt, là một trong những vũ khí trang bị thông tin hóa của máy bay tích hợp hệ thống phức tạp nhất, nhiều chức năng nhất của thế giới. Quỹ Jamestown Mỹ đánh giá cho rằng, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 sử dụng radar mảng pha của Trung Quốc dẫn trước một thế hệ so với máy bay cảnh báo sớm E-3 của Mỹ".- báo Trung Quốc tuyên truyền.

Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 Trung Quốc
Lộ diện máy bay cảnh báo sớm mới
Theo bài báo, Đài truyền h́nh Pakistan vừa hé lộ một chiếc máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 của Không quân Pakistan. Loại máy bay này do Trung Quốc chế tạo, so với KJ-200, máy bay ZDK-03 đă sử dụng máy bay vận tải Y-9 thay thế cho máy bay vận tải Y-8 trước đây, đồng thời đă áp dụng radar ṿng tṛn (đĩa), đă thay thế cho radar "cầu thăng bằng" trên KJ-200.
Máy bay Y-9 trang bị động cơ WJ-6C, công suất trên 5.000 mă lực (trong khi công suất của động cơ WJ-6 của máy bay Y-8 là trên 4.000 mă lực), nhưng tiêu hao nhiên liệu và tiếng ồn lại giảm xuống.
Máy bay Y-9 đă sử dụng thùng dầu hoàn chỉnh ở cánh máy bay, lượng dầu mang theo tăng tới khoảng 20 tấn, hành tŕnh tăng tới trên 5.000 km, cao hơn so với trên 3.000 km của Y-8, thời gian hoạt động trên không đạt từ 8 giờ trở lên.
Ngoài ra, thân máy bay Y-9 cũng dài hơn, điều này có nghĩa là ZDK-03 có thể mang theo nhiều thiết bị hơn, biên chế nhiều nhân viên hơn cho máy bay, có thể thay phiên trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời c̣n có thể cung cấp nơi nghỉ ngơi cho nhân viên tổ lái.
Ngoài máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 phiên bản xuất khẩu, phiên bản cái tiến của máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 hiện có của Quân đội Trung Quốc cũng đang được nghiên cứu phát triển. Chiếc máy bay này được giới quân sự gọi là “người thừa kế” KJ-3000 hiện đang bay thử liên tiếp, số hiệu trên thân máy bay là 762.
Báo TQ cho biết, "so với máy bay KJ-2000, máy bay cảnh báo sớm KJ-3000 có công nghệ hoàn thiện hơn, đă sử dụng phương án radar mảng pha mới, tính năng tổng thể thậm chí đối chọi được với máy bay cảnh báo sớm E-8 mới nhất của quân Mỹ, một số công nghệ then chốt thâm chí c̣n vượt E-8".

Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc

Máy bay cảnh báo sớm E-3 Trung Quốc

Máy bay cảnh báo sớm trên không E-8 Mỹ

Máy bay cảnh báo sớm trên không E-8 của quân MỹViệt Dũng