Kế hoạch Hiện đại hóa Trang bị của Lục quân Mỹ trong năm tài khóa 2014 (hiện đang chờ Quốc hội nước này thông qua) ưu tiên trang bị cho các binh sĩ đang làm nhiệm vụ tại Afghanistan đồng thời chuẩn bị cho một tương lai c̣n đang bấp bênh.

Xe tải hạng nặng của Lục quân Mỹ
Kế hoạch Hiện đại hóa Trang bị của Lục quân Mỹ trong năm tài khóa 2014 (hiện đang chờ Quốc hội nước này thông qua) ưu tiên trang bị cho các binh sĩ đang làm nhiệm vụ tại Afghanistan đồng thời chuẩn bị cho một tương lai c̣n đang bấp bênh.
Các chương tŕnh trong chiến lược hiện đại hóa được nhóm lại trong 10 danh mục đầu tư, trong đó có một số chương tŕnh được ưu tiên.
Theo một thông cáo từ Lục quân Mỹ, kế hoạch hiện đại hóa lần này sẽ ưu tiên một số chương tŕnh liên quan đến lĩnh vực mạng thông tin lục quân, bao gồm:
Mạng thông tin binh sĩ cấp chiến thuật: 1,3 tỷ USD; Mạng lưới radio chiến thuật: 402,1 triệu USD; Nền tảng Mạng lưới Chỉ huy tác chiến chung: 110,6 triệu USD; Hệ thống điều phối thông tin mặt đất của Lục quân: 295 triệu USD và Hệ thống Hỗ trợ bộ binh: 122,6 triệu USD.
Về trang bị xe dă chiến, Lục quân Mỹ ưu tiên chương tŕnh Xe tác chiến mặt đất (592 triệu USD), Xe bọc thép đa năng (116 triệu USD) và chương tŕnh phát triển xe tăng hạng nhẹ Paladin phiên bản kiểm soát tích hợp (340,8 triệu USD).

Pháo của Lục quân Mỹ
Bên cạnh đó, kế hoạch hiện đại hóa của Lục quân Mỹ năm 2014 c̣n “nhắm đến” xe chiến thuật hạng nhẹ (84,2 triệu USD) và trực thăng hạng nhẹ Kiowa Warrior (257,8 triệu USD).
Tướng John G. Ferrari, Phó Tổng tham mưu trưởng về Tài chính cho biết, việc Lục quân Mỹ công bố kế hoạch hiện đại hóa không có nghĩa là ngân sách đă được đảm bảo hay Quốc hội chắc chắn sẽ thông qua.
Do chính sách kiểm soát và thắt chặt ngân sách nên Quân đội Mỹ không biết c̣n chính xác bao nhiêu tiền để mua sắm trang bị trong năm tài khóa 2013, và c̣n có thể ít hơn bao nhiêu trong năm 2014. Điều này tạo ra một tác động dây chuyền, khiến danh sách các trang thiết bị cần mua dồn lại, gây nên t́nh trạng tồn đọng.
Tướng Ferrari cho biết thêm, dưới tác động của chính sách giảm biên chế và cắt giảm ngân sách quốc pḥng, Quân đội Mỹ phải đưa ra những quyết định mua sắm mang tính chọn lọc hơn. Có thể sẽ phải giảm số lượng và chọn mua những trang bị có thể sử dụng lâu dài để thay thế các trang bị cũ, không c̣n sử dụng được.
Ngoài ra, Quân đội Mỹ cần giảm bớt chi tiêu cho việc phát triển công nghệ bởi lĩnh vực này đă được tư nhân đầu tư. Các doanh nghiệp dân sự đă đổ những khoản tiền rất lớn vào việc nghiên cứu, phát triển phần cứng, phần mềm và các thiết bị điện tử quân sự khác. V́ vậy, việc Quân đội đầu tư vào lĩnh vực này có thể sẽ là một hành động “vô cùng dại dột”.
Theo QĐND