Đó chỉ là một tuyên bố tầm thường do một thiếu niên viết tại một ngôi đền cổ 3.500 năm ở Ai Cập đă khiến cả nước Trung Hoa phải nghĩ lại về những hành vi xấu của khách du lịch Trung Quốc.
Một du khách TQ đă phát giác ra graffiti bằng chữ Tầu viết ở ngôi đền Luxor; ông đă đăng một bức ảnh trên blog riêng, và phàn nàn về hành vi của đồng hương của ḿnh ở nước ngoài. “Tôi rất xấu hổ, đến độn thổ,” người viết blog đă ghi lai như thế tuần trước.

Viết tên trên di tích Ai Cập. Nguồn ảnh: Associated Press / May 6, 2013
Chỉ trong vài ngày, Trung Quốc đă công bố kẻ phá hoại là một thiếu niên ở Nam Kinh đă viếng thăm Ai Cập với cha mẹ.
Sự kiện này đă đưa đến một cuộc tranh luận công khai ở Trung Quốc về cách ứng xử và h́nh ảnh của TQ trên thế giới. Để đối phó, Tổng cục Du lịch TQ hôm thứ Ba đă đưa ra bản hướng dẫn cho người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài về tám điểm chính của cách ứng xử, từ việc xếp hàng chờ đợi, đến việc tự kiềm chế không nhổ nước bọt và vứt rác bừa băi.
“Họ nói chuyện lớn tiếng trước công chúng, khắc chữ tại các điểm du lịch, băng qua đường khi đèn giao thông vẫn c̣n đỏ, khạc nhổ bất cứ nơi nào và những một số hành xử thiếu văn minh khác. Nó làm tổn hại h́nh ảnh của dân tộc Trung Quốc và có tác động rất xấu,” Phó Thủ tướng Trung Quốc Wang Yang phàn nàn.
Mới giàu lên, người Trung Quốc đă trở thành khách du lịch đứng hàng đầu thế giới với 83 triệu đi ra nước ngoài năm ngoái, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc cho hay. Người ta chào đón 102 tỷ USD mà người du lịch đă chi tiêu, nhưng thường không hoan nghênh những hành vi kém văn minh của họ.
Các phương tiện truyền thông ở đây và các nơi khác ở châu Á đầy rẫy những câu chuyện về thái độ quá đáng của khách du lịch Trung Quốc. Ở Hồng Kông, một đứa trẻ được phép đại tiện ngay trong toa xe điện ngầm. Ở Paris, giới nhà giàu mới Trung Quốc vặn vẹo nhân viên bán hàng trong những cửa hàng sang trọng đến rơi nước mắt v́ cách xử sự hống hách của họ.
“Nói chung, khách du lịch Trung Quốc quá ồn ào. Khi bước vào khách sạn họ nói chuyện lớn tiếng và không ngừng. Khi cửa thang máy vừa mở, họ bầy đàn ùa vào,” ông Li Dezhi, một đại lư du lịch Quảng Đông đưa người Trung Quốc du lịch nước ngoài cho biết. Ông nói rằng ông rất xấu hổ khi đọc những bảng hiệu ở Nhật Bản – chỉ viết bằng tiếng Trung – nhắc nhớ du khách phải xả nước bồn cầu. “Rơ ràng, họ nghĩ rằng chỉ có người Trung Quốc mới có những loại hành vi xấu xa như thế.”
Trong thực tế, có rất nhiều graffiti không phải viết bằng tiếng Trung Quốc ở Luxor và các nơi khác ở Ai Cập. Nhưng người Trung Quốc đặc biệt thích viết tên của họ trên những di tích. Nó là một truyền thống thường được gán cho là có nguồn từ cuốn truyện cổ điển Trung Quốc, “Tây Du Kư”, trong truyện đó, Tề Thiên Đại Thánh đă viết, “Tôi đă ở đây” trên ngón tay của Đức Phật. Tạp chí Caixin, để trả lời với vụ bê bối ở Luxor, tuần này đă cho chạy một loạt ảnh trên trang mạng về những di tích lịch sử ở Trung Quốc đă bị viết bậy, đầy những h́nh vẽ graffiti.
Liu Kaiming, một nhà hoạt động ở Thẩm Quyến và cũng là nhà phê b́nh xă hội, thấy sự tương đồng trong hành vi phá hoại với những khuyến khích của Đảng Cộng sản từ ngày thành lập Trung Quốc hiện đại vào năm 1949 qua cách mạng văn hóa trong những năm 1960 và 1970.
“Tất cả mọi thứ ở Trung Quốc có cùng một loại chạm khắc. Có một sự thiếu tôn trọng đối với trật tự xă hội và pháp luật,” Liu nói.
Xă luận trên phương tiện truyền thông Trung Quốc trong những ngày gần đây đă chú trọng đến bài học kinh nghiệm từ sự kiện Luxor. Tờ Nhân Dân nhật báo, tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Hoa, phát biểu rằng “Ví dụ này cho thấy gia đ́nh và học đường của chúng ta đă thất bại trong việc dạy cho trẻ em bài học đầu tiên và quan trọng nhất của bất kỳ nền giáo dục nào. Đó là nguyên tắc đạo đức và đức tính của công dân.”
Mẹ của Đinh Cẩm Hạo, hôm cuối tuần, đă cho biết rằng bà xấu hổ v́ con trai ḿnh, nay 15 tuổi, đă khắc bậy ở Luxor một vài năm trước đây.
“Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với người dân Ai Cập và cho những người đă quan tâm đến trường hợp này trên toàn Trung Quốc,” bà nói với một tờ báo Nam Kinh cuối tuần qua. Cha của Cẩm Hạo năn nỉ người sử dụng Internet ngưng truy bức con ông. “Đây là sức ép quá lớn mà nó có thể gánh chịu được,” ông Đinh nói với tờ báo.
Tuy nhiên, sự trả miếng với Đinh Cẩm Hạo vẫn tiếp tục. Người sử dụng Internet Trung Quốc cuối tuần qua, trong cơn nóng giận, đă đột nhập vào trang web của trường tiểu học cũ của Cẩm Hạo, xóa trang nhất và ghi lại một thông điệp: “Đinh Cẩm Hạo đă ở đây.”
Nguồn: ĐCV