Kỳ 2: Cuộc gặp gỡ sau hơn 40 năm - có không sự nhầm lẫn?
Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) - Câu chuyện đứa bé ở cô nhi viện Đà Nẵng có tên Trần Thị Ngọc Bích được đưa sang Mỹ từ khi mới 10 tháng tuổi, trở thành Trung Tá Hải Quân Kimberly Mitchell xuất sắc trong Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, là một câu chuyện hay.
Câu chuyện người lính VNCH cứu một em bé đang ḅ trên xác mẹ t́m bầu sữa ngọt, sau đó trao em lại cho Thiếu Úy TQLC Trần Khắc Báo để đưa em về nơi an toàn và đặt cho em cái tên Trần Thị Ngọc Bích, là một câu chuyện đẹp.
Ngày 29 Tháng Ba, tại trụ sở của Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico, trước sự chứng kiến của rất nhiều người cùng giới truyền thông Mỹ, cô Kimberly Mitchell có cuộc gặp gỡ đầy xúc động với ông Trần Khắc Báo, người được xem là đă cứu và đặt tên Trần Thị Ngọc Bích cho cô từ hơn 40 năm trước.
Tuy nhiên, trong quá tŕnh đi t́m hiểu những thông tin mà độc giả cung cấp có thể có liên quan đến gốc gác thân nhân của cô bé mồ côi năm xưa, phóng viên Người Việt lại khám phá thêm nhiều điều cần phải suy ngẫm về những cuộc trùng phùng sau chiến tranh như thế này.
Cuộc gặp gỡ sau hơn 40 năm từ Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa thiếu úy Trần Khắc Báo (trái) và cô Trần Thị Ngọc Bích-Kimberly Mitchell (giữa) vào ngày 29 Tháng Ba. (H́nh: Chụp từ website của RFA)
Sau khi nhận đứa bé từ người lính quân cụ không biết tên tại cầu Mỹ Chánh thuộc tỉnh Quảng Trị vào chiều ngày 1 Tháng Năm, 1972, Thiếu Úy Trần Khắc Báo mang đứa bé ấy về giao lại cho các nữ quân nhân của Pḥng Xă Hội thuộc Sư Đoàn TQLC ở Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) và đặt cho nó cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Xong việc, Thiếu Úy Trần Khắc Báo, khi đó mới 22 tuổi, trở lại đơn vị để tiếp tục chiến đấu.
“Các cô nữ quân nhân thuộc Pḥng Xă Hội mang cô bé đó đi đâu th́ tôi hoàn toàn không biết.” Ông Báo khẳng định nhiều lần với phóng viên nhật báo Người Việt.
Tháng Ba, 1975, đơn vị ông Báo bị thất thủ ở Huế. Ông bị Việt Cộng bắt làm tù binh đến năm 1981 mới được trở về với gia đ́nh.
Tháng Chín, 1994, ông cùng gia đ́nh sang Mỹ định cư, và ở New Mexico từ đó đến nay.
“Vậy lư do nào nào khiến ông nghĩ rằng Kimberly Mitchell chính là cô bé Trần Thị Ngọc Bích ông từng cứu sống và đặt tên hồi năm 1972?”
Một cách từ tốn, ông Báo cho biết, “Tháng Năm, 2012, t́nh cờ đọc được bài báo viết về chuyện cô Kimberly về Việt Nam, thăm viện mồ côi Đà Nẵng mà nhà báo Trúc Giang dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, tôi thấy sao chuyện này giống giống câu chuyện năm xưa ḿnh làm. Bán tín bán nghi, tôi nhờ người bạn liên lạc với cô Kim. Tôi nói nếu cô muốn tôi sẽ kể câu chuyện của tôi, c̣n tin hay không là tùy cô. Có lẽ sau khi điều tra xác minh ǵ đó, cô cho là đúng và cô muốn gặp tôi để hỏi thêm những điều cô chưa rơ.”
Trong khi đó, vào Tháng Mười Một, 2012, tờ New York Daily News có đăng bài “The next generation: Vietnamese orphan adopted by U.S. Airman made a career in the Navy” viết về Kimberly Mitchell.
Trong bài nào có đoạn: “Cô về thăm lại viện mồ côi năm xưa và khi câu chuyện của cô xuất hiện trên một tạp chí tiếng Việt, một người cựu chiến binh Việt Nam, đang sống tại Albuquerque, N.M, ngay lập tức, viết thư cho cô, nói rằng ông đă cứu sống một đứa bé gái và đưa nó đến cô nhi viện, nơi mà ông đặt cho Mitchell cái tên Việt Nam là Tran Thi Ngoc Bich.
‘Liệu có khả năng có hai đứa bé cùng tên, sinh cùng ngày, cùng nơi, trong cùng một hoàn cảnh lịch sử hay không?’ Cô nói.
"Mitchell lên kế hoạch t́m hiểu câu chuyện này”
“Có lẽ sau quá tŕnh điều tra,” như lời ông Trần Khắc Báo nói với phóng viên, mới có cuộc hội ngộ ở New Mexico hồi Tháng Ba.
Từ thời khắc ấy, Kimberly nhận ông Báo làm cha nuôi, và gọi ông bằng “Tía” như cách các con ông Báo gọi ông.
“Đó là phần đời mà tôi chưa hề biết. Tôi rất mừng khi hiểu được tôi đă được t́m thấy như thế nào, được mang vào cô nhi viện ra sao và cả cái tên Trần Thị Ngọc Bích mà tôi có.” Kimberly trả lời như thế cho câu hỏi mà phóng viên đặt ra, “Cô nghĩ ǵ khi biết được câu chuyện tại sao cô được đưa vào viện cô nhi?”
Sau 17 năm phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, Kimberly Mitchell giải ngũ và thành lập trung tâm Dixon Center chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho các quân nhân và thân nhân. Cô đang là giám đốc của trung tâm này.
Với ông Báo, nh́n lại toàn bộ câu chuyện đẹp như cổ tích này, ông chỉ nói một cách chân thành, ngắn gọn, “Đây không phải là tiểu thuyết mà đây là câu chuyện của đời người.”
Vào ngày 1 Tháng Sáu tới đây, ông Trần Khắc Báo sẽ được tờ báo Albuquerque Journal và Hội Cựu Chiến Binh Mỹ Tham Chiến tại Việt Nam tặng thưởng huân chương danh dự cho hành động mà ông đă thực hiện từ hơn 40 năm trước.
Ngọc Bích-Kimberly và Ngọc Bích-Trần Khắc Báo có phải là một người?
Câu chuyện Kimberly Mitchell có tên là Trần Thị Ngọc Bích, từng sống tại cô nhi viện Thánh Tâm-Đà Nẵng và trở thành một sĩ quan hải quân xuất sắc trong Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ, là có thật.
Câu chuyện Thiếu Úy TQLC Trần Khắc Báo nhận một bé gái từ trong chiếc nón lá của một người lính quân cụ vào chiều Hè ngày 1 Tháng Năm, 1972 và đặt cho bé cái tên Trần Thị Ngọc Bích là có thật.
Tuy nhiên, Trần Thị Ngọc Bích-Kimberky Mitchell tại cô nhi viện Thánh Tâm-Đà Nẵng và Trần Thị Ngọc Bích do Thiếu Úy Trần Khắc Báo đặt tên có phải là một người hay không?
Trong sổ danh bộ c̣n giữ lại ở cô nhi viện mà cô Kimberly từng ghé thăm năm 2011 có một chi tiết đă không được ai chú ư tới.
Đó là: Cô nhi Trần Thị Ngọc Bích, số thứ tự 899, được đưa vào cô nhi viện ngày 25 Tháng Mười Một, 1971. Tức là, em bé này đă có mặt tại viện cô nhi khoảng 6 tháng trước ngày ông Báo đặt tên Ngọc Bích cho đứa bé mà ông nhận được tại cầu Mỹ Chánh ở Quảng Trị.
Nữ tu Mary Trần Thị Hưởng, người tiếp chuyện với Kimberly trong chuyến cô quay trở lại Việt Nam vào Tháng Tám, 2011 để t́m hiểu về gốc tích của ḿnh, cũng khá ngỡ ngàng khi đọc cho phóng viên nhật báo Người Việt nghe lại ngày tháng năm sinh, ngày vào và ngày rời khỏi cô nhi viện Thánh Tâm-Đà Nẵng của Trần Thị Ngọc Bích: “Ngày sinh: 22/11/71; Ngày nhập viện: 25/11/71; Ngày về với gia đ́nh: 6/4/73.”
“Soeur không để ư đến điều này, chỉ thấy trong sổ có duy nhất một cái tên Trần Thị Ngọc Bích, trùng hợp với tên mà cô Kim nói th́ biết là cô nhi từng sống ở đây thôi. Đâu có ai chú ư hỏi về ngày tháng này làm ǵ.” Soeur Mary nói.
Vị nữ tu này cũng hứa vài ngày sau rảnh rỗi sẽ chụp h́nh trang sổ này gửi cho nhật báo Người Việt.
Trong lần nói chuyện sau cùng với phóng viên, vào sáng Thứ Bảy, 25 Tháng Năm, cựu Thiếu Úy Trần Khắc Báo cho rằng ông “chưa từng nghe nói về điều này.” Và một lần nữa, ông Báo khẳng định, “Sau khi giao đứa bé cho các nữ quân nhân Pḥng Xă Hội th́ họ đưa nó đi đâu tôi không có biết.”
Một sĩ quan cao cấp từng làm tại Pḥng Xă Hội của sư đoàn TQLC từ năm 1968 đến 1975, cho biết, “Nếu nói về trận chiến xảy ra tại Đại Lộ Kinh Hoàng th́ chỉ có duy nhất một đứa bé được giao cho Pḥng Xă Hội.”
“Tôi không biết là sau đó th́ đứa bé được đưa đến cô nhi viện nào nhưng chắc chắn phải là cô nhi viện ở Huế, v́ khi đó Phong Điền chỉ cách Quảng Trị chừng mấy mươi cây số làm sao mà đưa về Đà Nẵng được, làm ǵ có phương tiện. Chỉ đưa vào cô nhi viện ở Huế thôi.” Vị sĩ quan này khẳng định.
Trở ngại trong quá tŕnh đi t́m sự thật
Tuy nhiên, một ngày sau khi trả lời phỏng vấn của Người Việt, vị sĩ quan cao cấp nêu trên gọi điện thoại lại và nói: “Tôi không muốn tên tôi và bất cứ những lời ǵ tôi nói hôm qua xuất hiện trên báo."
"Tôi nghĩ cô (phóng viên) không nên viết về chuyện này nữa. Cô Kim đó chỉ muốn đi t́m ân nhân của cô và cô đă t́m được, vậy cô muốn bươi móc chuyện này làm ǵ? Tôi cũng báo cho cô biết là cô Kim đó cũng đă đánh tiếng rằng ai viết về chuyện của cô nữa cô sẽ đi thưa,” người này “nhắc nhở” một cách cứng rắn.
Về phần soeur Mary Trần Thị Hưởng, khi phóng viên gọi điện thoại về để nhắc lại việc chụp h́nh quyển sổ danh bạ có tên Trần Thị Ngọc Bích, số thứ tự 899, cùng những ngày tháng kèm theo đó như lời soeur đă hứa th́ soeur “xin lỗi không thể giúp được nữa.”
“Cô Kim yêu cầu soeur không được cung cấp thêm bất cứ thông tin ǵ nữa về cô. Vợ ông Báo cũng có gọi điện thoại nói chuyện với soeur. Thôi th́ cô thông cảm. Cô Kim cũng cho biết là có nhận được email của cô nhưng sẽ không trả lời.” Vị nữ tu này cho biết lư do.
Nhật báo Người Việt đă gửi email cho cựu Thiếu Tá Hải Quân Kimberly nêu chi tiết về sự khác biệt ngày tháng cô được đưa vào viện mồ côi (theo sổ sách ghi lại) và ngày tháng ông Trần Khắc Báo cứu đứa bé và hỏi liệu cô Kim đă có biết về điều đó không.
Nhưng đến khi bài báo này được viết xong, cô Kimberly vẫn chưa hồi âm.
Chưa có câu trả lời tại sao có sự khác biệt này cũng như chưa hiểu lư do v́ sao nhật báo Người Việt lại bị cản trở trong quá tŕnh đi t́m một sự thật, th́ có lẽ, chúng ta vẫn có quyền hy vọng, chờ đợi một câu chuyện thật hay, một cuộc đời thật đẹp về đứa bé Trần Thị Ngọc Bích nào đó từng có cơ may được cựu Thiếu Úy TQLC Trần Khắc Báo cứu sống năm xưa.
---
Liên lạc tác giả:
Ngoclan@nguoi-viet.com