(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc nên tấn công khi cần thiết khi các quốc gia khác chiếm đóng bất hợp pháp một số khu vực trên Biển Đông, học giả Han Xudong ngang ngược tuyên bố.

Tàu Hải giám và máy bay Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với một đài phát thanh ở Thượng Hải, ông Han Xudong, giáo sư Đại học Quốc pḥng của quân đội Trung Quốc (PLA) nhấn mạnh, các tranh chấp lănh thổ trên Biển Đông sẽ rất khó giải quyết thông qua con đường ngoại giao. Do đó, Trung Quốc “nên tấn công bất cứ khi nào cần thiết để chống lại mọi nỗ lực kiểm soát các đảo nhỏ trên Biển Đông từ các quốc gia khác”.
Tuyên bố “giải pháp ngoại giao chỉ có tác dụng khi được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự”, Han Xudong nhấn mạnh, chẳng có lư do ǵ để Bắc Kinh không thể tiến hành các động thái quân sự tại Băi Cỏ Mây và Scarborough khi đây là “lănh thổ của Trung Quốc”.
Khi sức mạnh trên biển của Trung Quốc đủ mạnh để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, Bắc Kinh nên chứng tỏ và lợi dụng khả năng này để đạt được các mục đích của họ, học giả Trung Quốc ngang ngược tuyên bố.
Những b́nh luận của học giả Han Xudong được đưa ra trong bối cảnh xung đột giữa Bắc Kinh và Manila tại Băi Cỏ Mây hiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế sau khi Philippines cáo buộc các tàu chiến của Trung Quốc xâm phạm và khiêu khích bất hợp pháp quanh khu vực.
Philippines đáp lại, cũng đă cử đội tàu chiến tới Băi Cỏ Mây, c̣n được gọi là băi ngầm Thomas 2, thuộc quần đảo Trường Sa, để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của ḿnh. Trong khu vực này, Philippines cũng triển khai một nhóm thủy quân lục chiến không quá 20 người bám trụ trên một tàu căn cứ vốn là tàu đổ bộ đă lỗi thời bị Mỹ bỏ rơi lại đây
Đề cập đến tranh chấp trên Biển Đông với Philippines, học giả Trung Quốc Han Xudong cáo buộc, Manila từ lâu đă muốn độc chiếm các băi ngầm trong khu vực. Việc Manila giành được quyền kiểm soát một số băi ngầm kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 chẳng qua là do thời điểm đó, Bắc Kinh đang bị sa lầy trong nội chiến dẫn đến sự bất lực của lực lượng quân sự để bảo vệ quyền kiểm soát khu vực.
Thậm chí, học giả Han c̣n biện bạch, cho tới những năm 1980, Hải quân Trung Quốc vẫn c̣n yếu ớt và do đó, việc giành lại quyền kiểm soát các băi ngầm trên Biển Đông là nằm ngoài tầm với của họ.
Nhân cơ hội Bắc Kinh lơ là, không chú ư đủ tới khu vực trong một thời gian dài, ông Han cáo buộc, Philippines đă gửi thủy quân lục chiến tới vùng biển gần Băi Cỏ Mây năm 1999 và tuyên bố chủ quyền đối với khu vực.
Đồng quan điểm, mới đây, tướng “diều hâu” Trung Quốc, Trương Triệu Trung cũng mạnh mẽ tuyên bố, những năm 1990, Philippines đă "chiếm trái phép" băi cạn Scarborough bất chấp Bắc Kinh lên tiếng phản đối.
Đồng thời, tướng Trương nhấn mạnh, Trung Quốc đă và đang dùng “chiến lược cải bắp” bao gồm bước đầu là cho tàu cá xâm nhập; ṿng 2 là các tàu Hải giám, Ngư chính tuần tra, giám sát, hộ tống; ṿng 3 là các tàu hải quân để chiếm các đảo, băi đá, rặng san hô ở Biển Đông-Trường Sa. Theo Trương Triệu Trung, với "chiến lược cải bắp" này, Manila sẽ không có cách nào đối phó và chống đỡ được.
Bạch Dương