Một cựu cán bộ Tổng lănh sự quán Mỹ tại TP.HCM bị bắt với cáo buộc “nhận hàng triệu USD tiền hối lộ” từ công dân VN muốn xin visa đi Mỹ.
> Nhân viên lănh sự Mỹ ở TP.HCM bị bắt v́ bán thị thực

Xếp hàng chờ xin visa tại Tổng lănh sự quán Mỹ ở TP.HCM ngày 18-1-2013 - Ảnh: T.T.D.
Trang McClatchy, thuộc Tập đoàn McClatchy - tập đoàn báo chí lớn thứ ba ở Mỹ, ngày 23-5 đă đăng tải bài viết cho biết ông Michael T. Sestak, người từng đứng đầu bộ phận xét duyệt visa không di dân của Tổng lănh sự quán (TLSQ) Mỹ tại TP.HCM, đang bị truy tố với tội danh lừa đảo visa và nhận hối lộ. Nhà báo của McClatchy có trong tay bản cáo trạng h́nh sự cho biết mạng lưới của Sestak có ở vài quốc gia và trong một số trường hợp, có người VN phải trả tới 70.000 USD để xin được visa vào Mỹ.
Hai năm tung hoành
Nguồn tin cho biết vào năm 2010, Tổng lănh sự quán Mỹ tại TP.HCM cấp khoảng 100.000 visa không di dân với tỉ lệ cấp trên các đơn là khoảng 70%. Số lượng đơn xin visa vào Mỹ tăng trung b́nh 30%/năm.
Nguồn tin tại TP.HCM đă xác nhận việc ông Sestak, 42 tuổi, bắt đầu làm việc ở TLSQ Mỹ tại TP.HCM từ tháng 8-2010 và là người đứng đầu bộ phận visa không di dân và xác nhận việc ông đột ngột phải về nước vào cuối năm ngoái.
Theo báo McClatchy, xin visa vào Mỹ thường rất khó nhưng ông Sestak lại xét duyệt khá thoáng. Theo các nhà điều tra, từ ngày 1-5-2012 tới 6-9-2012, TLSQ Mỹ nhận được 31.386 đơn xin visa không di dân và tỉ lệ bác đơn là 35,1%. Trong giai đoạn này, ông Sestak xử lư 5.489 đơn và chỉ bác 8,2%. Thậm chí trong tháng 8-2012, ngay trước thời điểm ông Sestak phải về nước, tỉ lệ bác đơn của ông Sestak giảm chỉ c̣n 3,8%.
Ông Sestak làm việc tại TP.HCM đến tháng 9-2012 khi được điều động tái nhập ngũ vào hải quân Mỹ. Cùng thời điểm ông rời cơ quan ngoại giao th́ một nguồn tin đă báo cho các nhà điều tra về vụ bê bối visa này. Tờ McClatchy nói luật sư của ông Sestak từ chối b́nh luận về vụ việc.
Theo tờ McClatchy, ông Sestak đă bị bắt ở Nam California cách đây khoảng 10 ngày với lư do “nghi phạm có nguy cơ bỏ trốn cao”. Ông bị tạm giữ, không được đóng tiền thế thân tại ngoại cho đến khi đưa về Washington DC, nơi cáo trạng h́nh sự được nộp hôm 6-5.
Ông Chris Hodges, tham tán văn hóa - thông tin thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, cho biết: “Việc bảo đảm tính toàn vẹn của visa Mỹ là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Mỹ. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ hành vi phi pháp nào. Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật Mỹ để điều tra rơ các cáo buộc lừa đảo visa. Khi có đầy đủ các chứng cứ, chúng tôi sẽ truy tố và trừng phạt tất cả những người có liên quan theo pháp luật”. Ông Hodges dù vậy không trả lời về con số 70.000 USD - giá cho visa vào Mỹ mà ông Sestak bị cáo buộc đă từng cấp.
Lập cả đường dây
Theo lời khai có tuyên thệ của điều tra viên Simon Dinits, nhân viên mật vụ trong bộ phận an ninh của Bộ Ngoại giao Mỹ, những kẻ đồng lơa với Sestak đă quảng cáo giá xin visa là 50.000-70.000 USD/visa nhưng có thể giảm giá cho một số trường hợp. “Họ c̣n khuyến khích những người “c̣ mồi” nâng giá và giữ phần chênh lệch như hoa hồng” - lời khai này ghi.
Theo Dinits, Sestak có năm kẻ đồng lơa, gồm một “tổng giám đốc văn pḥng VN của một công ty đa quốc gia” và bốn người c̣n lại là bạn bè và người thân. Tất cả đều sinh sống ở VN. Một người trong đường dây “tiếp cận người ở VN và ở Mỹ” và quảng cáo về chuyện có thể xin được visa. Các đồng lơa khác giúp chuẩn bị đơn xin visa, c̣n Sestak là người sẽ xem duyệt đơn.
Theo lời khai của Dinits, một nguồn tin báo cho cán bộ TLSQ Mỹ là có 50-70 người từ một làng ở VN đă trả tiền bất hợp pháp để xin visa. Các điều tra viên sau đó truy lùng đơn xin visa nộp qua mạng để xác định địa chỉ IP của những người nộp. Tiếp theo, các nhà điều tra truy lùng các khoản tiền được chuyển đi, trong đó có một khoản 150.000 USD chuyển cho người chị của Sestak ở Florida.
Email của các nhân vật cũng bị theo dơi. Và từ đó các nhà điều tra lưu giữ một email viết ngày 5-7-2012 của một người trong đường dây có nội dung: “Cơ hội kiểu này chỉ kéo dài trong vài tháng và sau đó mọi thứ sẽ kết thúc”.
Bản khai dài 28 trang của Dinits c̣n nêu rơ cách thức Sestak và đồng lơa chuyển tiền qua biên giới. Tiền hối lộ được chuyển ra khỏi VN thông qua những nhân vật rửa tiền và ngân hàng có trụ sở ở Trung Quốc để chuyển tới một tài khoản ở Thái Lan. “Sau đó ông ta dùng tiền để mua bất động sản ở Phuket và Bangkok bên Thái Lan” - tờ khai của Dinits cho biết.
Dù hồ sơ ṭa đă được công khai, người phát ngôn của văn pḥng luật sư chính quyền tại Washington vẫn từ chối không b́nh luận vụ việc cho đến khi Sestak được đưa về Washington DC. McClatchy cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng từ chối trả lời.
Nguồn: Thanh Tuấn/TT