Theo Daily News, Bắc Kinh thừa khôn ngoan để nhận ra rằng Pakistan gần như trở thành một nhà nước "hoang" sau khi Mỹ t́m thấy trùm khủng bố Osama bin Laden. Do đó, Trung Quốc có thể lôi kéo và ràng buộc Islamabad bằng kinh tế để biến Pakistan thành một hành lang thương mại và năng lượng cho ḿnh tại khu vực và thế giới.
Trong chuyến công du Pakistan hôm 22-23/5, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đă không ngớt lời bày tỏ sự đánh giá cao mối quan hệ song phương và thúc giục hai bên tăng cường hợp tác kinh doanh, thương mại, năng lượng, hàng hải và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường (trái) và Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari (phải) sau lễ kư kết các thỏa thuận tại dinh Tổng thống ở Islamaba, 22/5/2013.
Đáp lại, Pakistan đă tha thiết kêu gọi Bắc Kinh giúp đỡ kết thúc cuộc khủng hoảng năng lượng tại quốc gia này thông qua việc chuyển giao công nghệ hạt nhân dân sự.
"T́nh hữu nghị Trung Quốc-Pakistan đă được thử thách qua khó khăn và quư hơn vàng" - ông Lư Khắc Cường nói.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát đă bày tỏ hoài nghi về những triển vọng kinh tế như một phép lạ giữa hai quốc gia này.
"Các nhà lănh đạo Pakistan thích sử dụng phép ẩn dụ thái quá trong việc mô tả mối quan hệ của họ với Trung Quốc, nhưng sự thật của cái gọi là liên minh này gần như không có ư nghĩa tích cực nào đối với nền kinh tế Pakistan" - tờ Express Tribune nhận định.
"Thực tế, Trung Quốc sẽ không đem lại cho Pakistan lợi lộc ǵ và chuyến đi kéo dài 2 ngày tới quốc gia này ngoài việc chỉ là để tránh làm mất ḷng Islamabad v́ đă chọn Ấn Độ làm nơi dừng chân đầu tiên trong 3 ngày trước đó như một tín hiệu cho sự thay đổi quan trọng trong chính sác ngoại giao của Trung Quốc" - tờ báo cho biết thêm.

Người đi bộ ngang qua chân dung của Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường (giữa), Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari (phải), và Thủ tướng lâm thời Pakistan Mir Hazar Khan Khoso (trái) ở Rawalpindi.
Trong chuyến thăm New Delhi, Thủ tướng Trung Quốc đă thực hiện cái "bắt tay xuyên Himalaya" để có thể trở thành hai đối tác đáng gờm trên toàn cầu nếu có thể tránh được các xung đột song phương về một số vấn đề bất đồng.
Thương mại của Trung Quốc - Ấn Độ đạt mức 100 tỷ USD/năm trong 2 năm qua, trong khi đó, thương mại giữa Trung Quốc và Pakistan chỉ đạt 12 tỷ lần đầu vào năm ngoái và dự kiến sẽ tăng lên 15 tỷ USD trong 3 năm tới.
Tuy niên, tờ Daily News của Pakistan lại cho rằng mặc dù không đem lại nhiều lợi ích kinh tế như Ấn Độ, nhưng Trung Quốc vẫn nỗ lực thắt chặt quan hệ, tiếp tục hỗ trợ Pakistan bất chấp vô số vấn đề rối ren từ bên trong và bên ngoài mà quốc gia này đang phải đốt mặt sau 10 năm chiến tranh.
Theo tờ báo trên, Bắc Kinh thừa khôn ngoan để nhận ra rằng Pakistan gần như trở thành một nhà nước "hoang" sau khi Mỹ t́m thấy trùm khủng bố Osama bin Laden. Do đó, Trung Quốc có thể lôi kéo và ràng buộc Islamabad bằng kinh tế để biến Pakistan thành một hành lang thương mại và năng lượng cho ḿnh tại khu vực và thế giới.
Trung Quốc hiện là nước cung cấp vũ khí lớn nhất và cung cấp sự hỗ trợ tài chính cũng như đầu tư nước ngoài vô cùng cấp thiết cho Pakistan.
Ngoài ra, Pakistan cũng đă cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh để dẹp tan cuộc nổi dậy do các phần tử chủ chiến Uighur lănh đạo ở vùng Tân Cương miền viễn tây Trung Quốc, cũng giáp ranh với Pakistan, và tiêu diệt hoặc giao nộp các phần tử đang lẩn trốn ẩn náu trong các khu vực biên giới Pakistan cho các nhà chức trách Trung Quốc.
Nguyễn Hường (nguồn Times of India, Daily News)