- Hồng Lỗi khăng khăng hoạt động của các tàu Trung Quốc một cách trái phép, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa là "bình thường".
Chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc gây hỗn loạn Biển Đông
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Xung quanh vụ việc Trung Quốc và Philippines đang tranh giành trái phép
Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, ngày 23/5
Hồng Lỗi - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại lên tiếng nhận xằng cái gọi là "chủ quyền" đối với Bãi Cỏ Mây cũng như toàn bộ quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hồng Lỗi chính thức bác kháng nghị của Bộ Ngoại giao Philippines về việc 1 chiến hạm 3 tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm trái phép Bãi Cỏ Mây, đồng thời khẳng định cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" hết sức phi lý và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, Trường Sa trong đó có Bãi Cỏ Mây.
Hồng Lỗi khăng khăng hoạt động của các tàu Trung Quốc một cách trái phép, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa là "bình thường".
Trong khi tàu chiến, tàu Hải giám Trung Quốc và Philippines xâm nhập trái phép và nằm lỳ ở Bãi Cỏ Mây, Trường Sa của Việt Nam làm căng thẳng phức tạp tình hình, đi ngược lại thỏa thuận giữa các bên không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, Hồng Lỗi lại lên giọng kêu gọi "các bên" kiềm chế không mở rộng tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông?!
Về phía Philippines, tờ Manila Bulletin ngày 23/5 dẫn nguồn AFP nói rằng Philippines vẫn đang duy trì một số ít lính thủy quân lục chiến cố thủ (trái phép) trên xác một chiếc tàu đổ bộ cũ Philippines mua của Mỹ và cố tình đánh chìm tại Bãi Cỏ Mây từ năm 1990 nhằm "chống lại tham vọng của Trung Quốc bành trướng hoạt động kiểm soát (phi pháp) hầu hết Biển Đông".
Juancho Sabban, một cựu chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến này nói với AFP: "Cuộc sống của họ rất khó khăn, nhưng họ là những người lính thủy quân lục chiến và họ được điều động để thực hiện những nhiệm vụ tương tự như vậy. Không có công sự, họ phải sống trên xác chiếc tàu cũ, mọi nhu yếu phẩm được lực lượng hậu cần cung cấp cho họ."
Eugenio Bitoo-onon, "Thị trưởng" của cái gọi là "thị trấn Kalayan" mà Philippines thành lập để quản lý trái phép 8 điểm đảo, bãi cạn, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Manila đang kiểm soát trái phép có sở chỉ huy đóng tại đảo Thị Tứ nói rằng, mỗi điểm đảo hiện nay Philippines điều khoảng 1 tiểu đội (12 lính) thủy quân lục chiến chốt giữ (trái phép).
Hình ảnh được cho là xác chiếc tàu cũ Philippines cố tình đánh chìm tại Bãi Cỏ Mây năm 1990 làm nơi đồn trú trái phép cho lính
Chiếc tàu chiến cũ Mỹ hạ tại Bãi Cỏ Mây có tên BRP Sierra Madre, dài 100 mét là loại tàu đổ bộ của Mỹ được đóng năm 1944 sau đó được Philippines mua lại năm 1976. Năm 1990 Manial cố tình đánh chìm tàu này trong Bãi Cỏ Mây để lấy nơi đồn trú (trái phép) cho lực lượng thủy quân lục chiến, Bito onon cho biết thêm.
Bãi Cỏ Mây bắt đầu trở nên căng thẳng hơn từ đầu tuần này khi 1 tàu khu trục và 3 tàu Hải giám Trung Quốc xâm nhập trái phép. Manila gọi đó là hành vi khiêu khích. Trong khi đó, Ramon Zagala, Thiếu tá, người phát ngôn Bộ Tổng tham mưu quân đội Philippines cho hay hải quân và Bộ Tư lệnh Miền Tây vẫn tiếp tục theo dõi và thu thập các bằng chứng xâm nhập trái phép của tàu Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây, mọi động thái phản ứng phải theo lệnh từ Chính phủ nước này để tránh xảy ra đối đầu trực tiếp với Trung Quốc tại đây.
Chính Trung Quốc và Philippines đang xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa. Động thái của cả hai phía bất luận núp dưới danh nghĩa nào cũng là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC.
theo gd