(VOV) - Vụ bê bối gián điệp bị phanh phui ngày 14/5 vừa qua không phải là điều mới trong quan hệ Nga - Mỹ.
Ngày 14/5, báo chí Nga đồng loạt đưa tin nước này đă bắt giam một điệp viên CIA hoạt động dưới vỏ bọc là một nhà ngoại giao ở sứ quán Mỹ tại Moscow. Người này bị cáo buộc âm mưu tuyển mộ một sỹ quan t́nh báo Nga.
Theo cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB), người đàn ông bị bắt là nhà ngoại giao Mỹ có tên là Ryan Fogle. Ông này đă bị giữ lại qua đêm trước khi được thả về.
Trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga, nước này kết luận ông Fogle là nhà ngoại giao không được chấp nhận và yêu cầu trục xuất ông. Đại sứ Mỹ ở Moscow, ông Michael McFaul, cũng bị triệu tập.
Vụ việc diễn ra vào thời điểm nhạy cảm trong quan hệ Nga-Mỹ. Hai nước hiện đang bất đồng trong cách giải quyết cuộc xung đột ở Syria. Trong khi đó Moscow và Washington đang có những bước đi thận trọng nhằm làm tăng cường mối quan hệ song phương.
Trong lịch sử lâu dài của quan hệ Nga - Mỹ, vụ bê bối gián điệp như vừa rồi không phải là điều mới, nhất là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Cùng nh́n lại một số vụ hoạt động gián điệp để thấy một lịch sử lâu dài và phức tạp của hoạt động này trong quan hệ song phương Nga - Mỹ:
 |
Phi công lái máy bay do thám Mỹ Francis Gary Powers bị bắn rơi ở Liên Xô vào năm 1960.
|
Năm 1957: Rudolf Ivanovich Abel - Điệp viên cao cấp của KGB (đơn vị tiền thân của FSB ngày nay) đă bị Mỹ bắt và kết án v́ âm mưu chuyển bí mật quân sự cho Liên Xô. Ông bị kết án 30 năm tù giam.
Năm 1960: Francis Gary Powers - Phi công Không quân Mỹ lái máy bay do thám U-2 đă bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không của Liên Xô khi đang tiến hành nhiệm vụ bí mật trong không phận Liên bang Xô viết. Powers đă sống sót sau khi máy bay của ông bị bắn hạ được đưa ra xét xử và bị kết tội làm gián điệp. Ông bị kết án 3 năm tù giam, tiếp theo là 7 năm cải tạo trong một trại lao động.
Năm 1962, Washington và Moscow đă đồng ư trao đổi Abel và Powers trong một thỏa thuận trao đổi tù nhân diễn ra trên một cây cầu kết nối Đông và Tây Berlin.
Năm 1988: James W. Hall III - Sĩ quan quân đội Mỹ đóng quân ở Tây Đức đă bị bắt và bị kết tội bán thiết nghe trộm điện tử và mật mă cho Đông Đức và Liên Xô trong ṿng 6 năm. Sau khi nhận tội, Hall đă bị kết án 40 năm tù giam.
Năm 1994: Aldrich Ames - Sĩ quan phản gián trong phân bộ Liên Xô của CIA bị cáo buộc làm gián điệp cho Nga từ năm 1985. Ames bị bắt cùng với vợ ḿnh - người đă hỗ trợ các hoạt động gián điệp của ông. Cả hai đă nhận tội tại ṭa án. Ông Ames đă bị kết án tù chung thân, trong khi đó vợ ông nhận án tù 63 tháng.
Năm 1996: Harold James Nicholson - Nhân viên CIA cao cấp nhất bị bắt và kết tội làm gián điệp cho Nga. Nicholson bị cáo buộc bán danh tính của nhân viên t́nh báo Mỹ cho t́nh báo Nga. Ông bị kết án 40 năm tù giam.
Năm 1996: Earl Edwin Pitts - Nhân viên FBI bị buộc tội cung cấp thông tin mật cho Moscow trong giai đoạn từ năm 1987 đến 1992 để đổi lấy tiền. Ông bị kết án 27 năm tù giam.
Năm 2000: Edmond Pope - Doanh nhân và là sĩ quan t́nh báo hải quân Mỹ đă nghỉ hưu đă bị bắt tại Moscow bởi cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) khi đang t́m cách để có được bản kế hoạch về việc trang bị tên lửa siêu thanh cho tàu ngầm của Nga. Ông bị kết tội gián điệp và bị kết án 20 năm tù. Tuy nhiên, ông này sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin ân xá và trở về Mỹ.
Năm 2001: Robert Hanssen - Nhân viên FBI - người đă phải nhận 15 tội danh làm gián điệp và âm mưu chuyển thông tin mật cho Liên Xô và sau đó là Nga trong suốt 22 năm. Ông đă bị kết án tù chung thân.
Năm 2002 - Cơ quan an ninh Nga cáo buộc các điệp viên Mỹ đă đánh thuốc mê một nhà khoa học làm việc cho Bộ Quốc pḥng Nga để có được thông tin từ ông này.
 |
Nữ điệp viên xinh đẹp của Nga Anna Chapman (Ảnh: AP)
|
Năm 2010: Những người Nga “bất hợp pháp” - nhà chức trách Mỹ bắt giữ 10 người Nga, trong đó có Anna Chapman - người bị cáo buộc là gián điệp nằm vùng. Tất cả họ đă nhận tội làm nhân viên cho chính phủ nước ngoài nhưng không đăng kư với chính quyền Mỹ. 10 người này đă được giao lại cho phía Nga trong một thỏa thuận trao đổi gián điệp.
Năm 2012: Robert Patrick Hoffman III - Sĩ quan Hải quân Mỹ đă về hưu bị bắt ở Virginia về tội cố gắng cung cấp thông tin mật cho các nhân viên FBI giả làm gián điệp Nga trong một chiến dịch bí mật. Trường hợp của ông đang tiếp tục bị điều tra.
Năm 2013: William Colton Millay - Nhân viên quân cảnh Mỹ làm việc tại căn cứ quân sự ở Alaska bị buộc tội bán bí mật quân sự của Mỹ cho một nhân viên FBI bí mật giả làm điệp viên Nga. Millay đă bị kết án 16 năm tù./.
Nguyễn Hùng/VOV online
Theo Ria Novosti