Ở Chengelsy Gorge, cách 150 km về phía đông của nước Kazakhstan, cứ vào đầu tháng 12 hàng năm, người dân ở đây thường tổ chức cuộc thi “Đại bàng săn mồi” và những con đại bàng dũng mănh đă thể hiện tài năng tuyệt vời của ḿnh tại cuộc thi kéo dài trong ṿng hai ngày. Chủ nhân của chúng bao gồm cả những nữ thợ săn đại tài.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Vùng đất núi đồi của bộ tộc người Kazakh nằm ở cực tây Mông Cổ, được bao quanh bởi các dăy núi Altai.
Người Kazakh là con cháu của người Mông Cổ do Thành Cát Tư Hăn đứng đầu đến xâm chiếm vùng này vào thế kỉ XIII. Cuối thế kỉ XV, họ thành lập một nhà nước du mục ở phía tây và vùng trung tâm của Kazakhstan ngày nay. Trong thời kỳ tiếp theo, các hăn (khan) của người Kazakh kiểm soát phần lớn các thảo nguyên vùng Trung Á. huấn luyện đại bàng đi săn là nghề truyền thống có từ thế kỷ XV, vẫn được coi là nghề dành cho những người dũng cảm trong bộ tộc Kazakh. Ngay cả phụ nữ cũng có thể trở thành thợ săn và mỗi ḍng họ có các bí quyết và quy tắc riêng trong việc bắt, nuôi và huấn luyện đại bàng.
Mỗi cư dân của
bộ tộc này đều là một thợ săn cừ khôi. Họ bắt các con vật không cần những vũ khí hiện đại ngày nay mà chỉ dùng “vũ khí truyền thống” là đại bàng vàng. Để phục vụ cho công việc săn kiếm thức ăn của ḿnh, người Kazakh bắt và huấn luyện đại bàng, loại chim mạnh mẽ xuất hiện nhiều ở Trung Á. Đại bàng lớn nặng tới 6,5kg, sải cánh rộng hơn 2 mét. Các móng vuốt trên chân của đại bàng cong và sắc nhọn. Bộ móng vuốt sắc bén này chính là vũ khí lợi hại của chúng trong việc tấn công và bắt giữ con mồi. Đại bàng săn mồi có thể bay rất xa để t́m con mồi, nó có tầm nh́n gấp 8 lần tầm nh́n của con người. Người Kazakh thường nuôi đại bàng mái, v́ con mái nặng hơn con trống và săn dẻo dai, khéo léo hơn. Một con đại bàng có thể sống tới 50 tuổi, nhưng hầu hết chúng thường được nuôi để săn bắt trong 10 năm, sau đó chúng được thả về với thiên nhiên hoang dă.
Nếu như sư tử là chúa sơn lâm, cá mập là sát thủ của biển khơi th́ loài
đại bàng vàng từ lâu cũng được mệnh danh là chúa tể bầu trời với sức mạnh đáng nể của ḿnh. Từ trên cao đại bàng vàng lao xuống bằng tốc độ kinh khủng rồi dùng móng vuốt chắc khỏe của ḿnh tấn công con sói. Sau những chống cự yếu ớt th́ con sói dường như nằm im chịu trận trước vuốt đại bàng.
Nói về chuyện thuần hóa đại bàng, người dân ở đây cho biết sau khi bắt được đại bàng, người ta lấy miếng da bịt lên đầu nó để nó không thể nh́n thấy ǵ, sau đó cho nó đứng trên một thanh gỗ ở một cành cây, đung đưa qua lại khiến cho đại bàng không thể nào đứng vững. Sau nhiều đêm, đại bàng kiệt sức và rơi xuống, lúc ấy người ta dùng nước lạnh để khiến nó tính dậy rồi cho nó uống trà, nước, không cho ăn thịt. Sau khoảng nửa tháng, khi đại bàng dần dần được thuần hóa người ta mới cho nó ăn. Cho ăn cũng cần có phương pháp đúng, người thuần hóa đại bàng đặt một miếng thịt lên bộ da ở vai áo để đại bàng tự tới ăn. Sau một thời gian dài bị đói, đại bàng nh́n thấy thịt cũng trở nên vội vàng hơn, người thuần hóa mỗi lần cho ăn lại làm tăng khoảng cách giữa đại bàng và miếng thịt, và không được cho đại bàng ăn no. Người ta luyện đại bàng cho tới khi chỉ cần nh́n thấy miếng thịt đại bàng có thể ngay lập tức bay tới vồ lấy. Việc thuần hóa đại bàng không đơn giản chút nào cả!
Để huấn luyện đại bàng thành những “
thợ săn” dũng mănh, người thợ săn thường phải khéo léo và có kinh nghiệm. Họ thường mất nhiều ngày để theo dơi và t́m bắt đại bàng con trên các vách đá cheo leo. Sau khi được thuần hóa, đại bàng không bao giờ tấn công trẻ em hoặc cừu, dê của người. Đầu mùa đông, những con đại bàng được theo thợ săn đi săn cáo, thỏ và các loại thú rừng khác. Thợ săn cưỡi ngựa, đại bàng săn đậu bên tay trái, len lỏi giữa đồi núi tuyết phủ. khi phát hiện các con mồi, từ trên mỏm đá, người thợ săn sẽ lập tức thả đại bàng để nó rượt theo con mồi. Những con đại bàng dũng mănh tấn công vào cột sống của con mồi đang t́m cách chạy trốn. Nó chộp lấy con mồi bằng các móng vuốt của ḿnh và chờ đợi người chủ đến gần thu lượm thành quả.
Từ 4000 năm trước, họ đă có thói quen nuôi đại bàng và đến bây giờ cư dân ở đây vẫn được gọi với cái tên “quê hương của đại bàng vàng”.
TM