Họ đã khuất phục dòng sông Đà hung dữ như thế nào? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-09-2013   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Họ đã khuất phục dòng sông Đà hung dữ như thế nào?

Chinh phục dòng sông "Ma-cà-rồng"

Sau mấy chục năm thất bại trong việc chinh phục sông Đà, đến đầu thập kỷ 40, để mong xác định sớm được nơi xây đập, Sở Thủy lợi Đông Dương đã mời ông Hoffet, lúc đó là một giáo sư đại học danh tiếng của châu Âu lên sông Đà nghiên cứu.

Vị GS này ăn rừng ngủ thác cùng hàng chục chuyên gia địa chất, khảo sát dọc sông Đà và đã chọn khu vực Chợ Bờ (Hòa Bình). Tuy nhiên, công việc dang dở thì Nhật đảo chính Pháp.

Phát xít Nhật đã bắt ông khi ông đang cùng các thợ khoan làm việc trên khu vực Chợ Bờ, rồi thủ tiêu ông một cách bí mật.

20 năm sau, vợ ông Hoffet sang Việt Nam và phải mất nhiều ngày, nhờ nhiều người mới tìm thấy hài cốt ông ở mãi Yên Châu (Sơn La).
Đập thủy điện Sơn La
Sau ngày lập quốc, thì mọi việc nghiên cứu sông Đà của các kỹ sư người Pháp dừng lại hết.

Chỉ có một số tư liệu rất ít ỏi nói về hành trình nghiên cứu địa chất sông Đà viết bằng tiếng Pháp còn lưu trữ rải rác trong các thư viện bên nước Pháp mà các nhà khoa học của ta tìm thấy sau này.

Thủy điện Sơn La là “bậc thang” thứ hai trên sông Đà. Phía dưới là thủy điện Hòa Bình, trên là thủy điện Lai Châu đang xây dựng.

Công suất lắp đặt 2.400 MW, gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400MW. Công trình đặt tại tuyến Pa Vinh thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Thủy điện Sơn La cung cấp 10,246 tỷ kWh mỗi năm, chiếm 15% sản lượng điện cả nước. Ngoài ra, công trình còn có tác dụng chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Được khởi công năm 2005, ngày 17-12-2010 tổ máy số 1 đã được hòa lưới thành công. Tiếp đó lần lượt các tổ máy số 2,3,4 được vận hành an toàn trong năm 2011. Đến 10-10-2012, cả 6 tổ máy đã vận hành.
Hòa bình lập lại ở miền Bắc, nước ta đã thành lập Ủy ban trị thủy sông Hồng và vạch ra các tuyến ở Hòa Bình, Vạn Yên, Tạ Bú để các nhà địa chất tìm tòi, nghiên cứu xác định nơi xây dựng thủy điện.


Đến thập kỷ 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học địa chất của Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu địa chất sông Đà, nhưng cũng bất lực trước lớp sỏi cuội quá dày dưới đáy sông.

Nếu xây dựng thủy điện thì phải bóc hết lớp sỏi cuội đó đi, trong khi đó, khoa học kỹ thuật thời đó chưa phát triển, máy móc ít, nên rất tốn kém và rốt cục biện pháp này không khả thi.

Sau khi đập thủy điện vĩ đại nhất thế giới được xây dựng thành công ở Ai Cập, bởi các chuyên gia Liên Xô, chính phủ đã mời các nhà khoa họcLiên Xô sang Việt Nam nghiên cứu về sông Đà.

Lòng con sông ở Ai Cập có tầng sỏi cuội dày tới 200m, do đó, lớp sỏi dày vài chục mét ở sông Đà không thấm vào đâu so với trình độ kỹ thuật vượt bậc của khoa học Liên Xô.
Công trường thủy điện Sơn La ngày mới chặn dòng
Sau khi các chuyên gia Liên Xô giúp xây dựng xong thủy điện Thác Bà, thì triển khai thủy điện Hòa Bình. Bắt đầu từ năm 1971, hàng trăm kỹ sư, chuyên gia của hai nước đã đi dọc sông Đà, đặt mũi khoan chi chít để vẽ lại bản đồ địa chất lòng sông.

Và đập thủy điện Hòa Bình đã trở thành một công trình vĩ đại nhất nước ta về tiền của, công sức và cả máu xương con người. Công trình này cũng chính thức xác nhận khả năng kỳ diệu của con người trong việc chinh phục thiên nhiên. Và lần đầu tiên trong lịch sử, con sông mà cụ Nguyễn Tuân gọi là Ma-cà-rồng đã bị khuất phục.

Ngày nay, chúng ta dạo chơi trên hồ Hòa Bình, ngắm nhìn con đập hùng vĩ, nhưng ít người biết đến những bí ẩn về con đập này.
"Phòng làm việc" dã chiến tại công trường thủy điện Sơn La
Để “trị” lớp sỏi cuội, phù sa, cát dày 50-70m dưới đáy sông, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật đập chống thấm. Lớp phù sa và cát bề mặt được bóc dỡ. Lớp sỏi cuội được xử lý bằng cách khoan phụt bê tông nhằm gia cố đến tận đá gốc. Kỹ thuật khoan phụt bê tông biến cả tầng sỏi cuội dày thành khối bê tông vững chắc.

Nghe thì có vẻ đơn giản vậy, nhưng đã phải huy động tới 6 vạn người, gồm các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân cùng với các loại máy móc tối tân nhất thời bấy giờ và làm việc trong hơn 10 năm trời ròng rã mới hoàn thành công trình.

Và con đập vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam đến thời điểm đó, đã được hoàn thành. Đập cao tới 128m, chiều rộng đáy tới 820m và chiều rộng đỉnh 20m. Chiều dài đỉnh đập là 640m.

Có một bí ẩn ít ai biết, ấy là đập Hòa Bình được làm bằng cả đá, bê tông và đất sét. Đó là một con đập mềm, có khả năng chống thấm, chống động đất rất tốt.
Kỹ sư địa chất Nguyễn Văn Nhân và Huỳnh Phong đã gắn bó nhiều năm với sông Đà
Điều ít ai biết nữa, đó là nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trong lòng núi. Đó thực sự là một kỳ công kỹ thuật, nhằm đối phó với chiến tranh.

Để làm được nhà máy ngầm, phải đào thủng núi, moi ra 1,2 triệu mét khối đá. Các nhà khoa học đã tạo ra hang ngầm có chiều cao 52m, rộng 22m và dài tới 280m.

Tại thủy điện hòa Bình, một vấn đề về địa chất vô cùng phức tạp mà các nhà khoa học, các kỹ sư địa chất phải dày tâm nghiên cứu, tìm biện pháp khắc phục, ấy là việc chống thấm núi đá vôi Trại Nhãn.

Hồi kỹ sư Bùi Khôi Hùng cùng các kỹ sư địa chất khác khoan núi Trại Nhãn thì tự nhiên thấy tụt cần khoan.

Xác định đây là dãy núi đá vôi có hiện tượng karst rõ rệt với rất nhiều hang động trong lòng núi nên buộc phải xử lý trước khi đắp đập thủy điện.
Chợ Quỳnh Nhai đã chìm vĩnh viễn dưới dòng nước bạc
Để xử lý được hiện tượng này, phải đào hàng loạt hầm ngầm sâu vào lòng núi. Khi đào hầm vào mới phát hiện ra rất nhiều hang động có mái đá cao tới 20 mét.

Để tránh hiện tượng các khối bêtông bị sụt lún, biến mất trong lòng núi, phải làm đường ngầm vào lòng núi với chiều dài 1.508m, xử lý khoan phụt bêtông phía dưới đường ngầm, sau đó phá núi thành những khối rỗng hình thang rồi mới phụt bêtông vào.

Những khối bêtông hình thang sẽ đè lên nhau thành một bức tường vững chãi chạy dọc lòng núi, khó có thể sụt lún được nữa.

Với các nhà địa chất, các nhà khoa học trong ngành xây dựng thì đây là công trình đặc biệt nhất, duy nhất ở nước ta từ trước đến nay. Họ đã phải thi công biến vùng núi đá vôi có nhiều đứt gãy lớn, thông suốt thượng, hạ lưu với nhiều hang hốc thành một khối vững chắc.

Quả núi hai bên đập thủy điện Hòa Bình đã biến thành núi nửa nhân tạo, đảm bảo chống mất nước từ hồ xuống phía hạ lưu.
“Những thế hệ kỹ sư địa chất thủy điện như anh Hùng, anh Tuân, anh Phong, anh Nhân và những thế hệ đi trước đã làm nên điều kỳ diệu mà hàng trăm thế hệ sau phải biết đến đó là trị được con sông Đà.

Cụ Nguyễn Tuân sung sướng đến mức phải thốt lên khoan khoái: "Chịt nó lại, buộc nó phải vọt tóe ra thành lửa cao thế, thành lò cừ làm ra của cải cho sự sống con người".

Để rồi giờ đây, sự già nua tuổi tác của con sông vốn có từ thời địa chất Indosinit, đã hoàn toàn lùi sâu vào quá khứ. Giờ nó như người con gái đôi mươi đang trườn mình, phô ra những đường cong mềm mại ôm lấy cái bến Mường Chiên, vòng qua bến Nậm Cà Nàng nhỏ nhoi, lèo tèo vài nóc nhà.

Để "chịt" được nó lại, bắt nó "tóe" ra thành lửa thì những kỹ sư địa chất phải tìm đến những miền đất chìm trong bóng đêm đen kịt, làm ngơ để những năm tháng đời mình trôi qua trong bóng ngọn đèn dầu chập chờn nơi những miền rừng xanh xao mù xám, nơi mà vắt, bọ chó, bọ gà nhảy tanh tách dưới chân.

Rồi cái mùa rét sơn cước lùa đến cắt da cắt thịt, đến con nai, con hoẵng không dám ra ăn cỏ, nằm chết dí trong hang, trong hốc. Khổ lắm chứ, đâu như mấy anh làm phim, cả đời lên đến mép rừng vài lần, thấy cảnh đẹp nghĩ lính địa chất sống ở đây sướng lắm, quay mấy cảnh lãng mạn, rồi chuồn về, chẳng thèm nhớ đến mấy ông địa chất với cái sông sâu núi thẳm ấy nữa”.
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	IMG4297.JPG
Views:	15
Size:	77.1 KB
ID:	469049
Old 05-09-2013   #2
Minhrau
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Minhrau's Avatar
 
Join Date: Apr 2012
Location: Dallas,Texas(bang đách què)
Posts: 35,472
Thanks: 0
Thanked 6,021 Times in 3,230 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 994 Post(s)
Rep Power: 52
Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8
Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8
Default

tàn phá thiên nhiên thì mai mốt lảnh đạn
Minhrau_is_offline  
 

Tags
dòng sông Đà, Họ đã khuất phục, hung dữ, như thế nào
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:24.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08822 seconds with 14 queries