Một trong những thủ phạm gây ra các vụ đầu độc bí ẩn năm 1944 tại Mattoon (Illinois, Mỹ) được cho là "bóng ma".
Vào năm 1944, một chuyện kỳ lạ đă xảy ra ở Mattoon, tiểu bang Illinois, Mỹ. Những cư dân ở đây liên tiếp chứng kiến những vụ ngộ độc đầy bí ẩn…
Những vụ ngộ độc khó hiểu
Nạn nhân đầu tiên là ông Urban Raef, người sống ở khu Tây Bắc của thị trấn, khi đang ngủ ông nhận thấy có một mùi lạ lan tỏa trong pḥng. Ông bỗng cảm thấy nôn nao và nôn mửa. Ngay lập tức ông bật dậy đánh thức vợ và bà cho rằng, vấn đề có thể là do ṛ rỉ khí gas tự nhiên từ chiếc đèn bị nổ ở trong nhà.
Tuy nhiên, cả hai ông bà đều bất lực trong việc ngồi dạy, họ không thể điều khiển được cơ thể. Một bà mẹ trẻ sống gần gia đ́nh Raef cũng bị đánh thức dậy bởi tiếng ho của cô con gái, nhưng cô thấy ḿnh không thể cử động để rời khỏi giường được.
Đêm hôm sau, một sự cố khác lại xảy ra. Aline Kearney - một cô nội trợ trẻ, đang nằm trên giường đọc báo th́ nhận thấy một mùi hương khá đậm và ngọt tỏa vào pḥng như mùi hoa ngoài cửa sổ.
Khi mùi hương trở nên đậm hơn, cô bắt đầu cảm thấy chân và phần dưới cơ thể ḿnh tê cứng lại. Kearney vô cùng sợ hăi và hét lên. Chị của Kearney, người cũng ở trong nhà vào thời điểm đó, nghe thấy tiếng hét của em gái và chạy đến để xem đă có chuyện ǵ xảy ra. Và người chị cũng nhận thấy có một mùi ǵ đó.
Cùng lúc đó, chồng Kearney trở về nhà từ nơi làm việc, ông đă phát hiện ra một người có dáng điệu thậm thụt ở phía ngoài nhà. Ông ta đă đuổi theo nhưng không thể tóm được kẻ lạ. Sau đó ông này đă mô tả kẻ lạ mặt là một người đàn ông cao lớn, mặc quần áo tối màu và đội mũ ôm sát mặt
Tiếp sau đó, cảnh sát nhận được vô số thông tin về các vụ ngộ độc xảy ra, từ ngày 5 - 13/9/1944. Đa phần kẻ tấn công bằng khí ngạt được mô tả là một phụ nữ ăn mặc cải trang nam. Theo một số nhân chứng, kẻ tấn công mang theo một b́nh xịt chất lỏng, dạng b́nh xịt tay dùng để phun thuốc trừ sâu.
Mattoon nhanh chóng trở thành một thị trấn của sự hoảng loạn. Các gia đ́nh sống ở khu nông thôn hẻo lánh vội vă chuyển đến sống với người thân trong thị trấn, trẻ em không được phép ra ngoài khi trời tối. Bầu không khí căng thẳng bắt đầu lan ra. Mọi người ở đây luôn sống trong cơn run rẩy.
Phụ nữ và trẻ em không được ra ngoài khi trời tối.
Đề tài về những vụ đầu độc hơi ngạt xảy ra ở Mattoon được báo chí cả nước Mỹ bàn tán xôn xao. Một tờ báo thậm chí c̣n cho rằng Đức Quốc xă có thể đang sử dụng khí độc để chống lại người dân Mỹ hay một nhà khoa học điên đang thực hiện các thí nghiệm man rợ của ḿnh…
Truy lùng hung thủ
Để truy lùng thủ phạm, một đội tuần tra cảnh sát được đặt trong t́nh trạng trực chiến khẩn cấp 24/24 giờ. Cảnh sát Mattoon có những phỏng đoán đầu tiên khá đơn giản.
Họ đưa ra giả thuyết là các cuộc tấn công có thể liên quan đến những vụ cướp bất thành. Ví dụ như, gia đ́nh Kearneys là một trong những nhà nổi tiếng giàu có nhất vùng. Tuy nhiên, giả thuyết này mau chóng bị loại bỏ, v́ nhiều nạn nhân khác lại quá nghèo, không có tài sản đáng giá. Cảnh sát lại chuyển trọng tâm của ḿnh sang một khả năng khác, đó là t́nh trạng ô nhiễm công nghiệp.
Cảnh sáng trưởng C.E. Cole trong một cuộc họp báo cho biết rằng, họ đă t́m thấy chất carbon tetrachloride được sử dụng trong chiến tranh tại nhà máy của Công ty Động cơ Diesel. Rất có thể, mùi hương từ nhà máy này đă theo gió bay đến khắp nơi trong thành phố.
Công ty Atlas - chủ sở hữu của nhà máy sau đó đă nhanh chóng thanh minh rằng, chất tetrachloride có tại nhà máy duy nhất nằm trong các b́nh cứu hỏa.
Đối với hóa chất sử dụng trong sản xuất, nhà máy sử dụng khí trichloroethylene - không có mùi vị và không gây tác động xấu lên sức khỏe con người. Giả thuyết về ô nhiễm công nghiệp lại bị loại bỏ.
Cảnh sát lại tiếp tục đưa ra một phát hiện đáng ngạc nhiên: có một chuỗi các vụ ngộ độc khí lạ đă xảy ra ở bang Virginia vào đúng một thập kỷ trước, giống với những ǵ đă xảy ra ở Mattoon.
Theo hồ sơ ghi lại được, trong các vụ đầu độc hơi ngạt tại Virginia, người ta cũng phát hiện dấu chân phụ nữ ở bên dưới cửa sổ mà qua đó khí độc được phun vào. Cảnh sát không bao giờ t́m ra thủ phạm của các vụ tấn công bí hiểm tại Virginia, và ở Mattoon cũng vậy.
Bóng ma hay chứng cuồng loạn tập thể
Trong lúc này, Loren Coleman - một nhà văn đă nghiên cứu về vụ tấn công khí độc điên khùng ở Mattoon cũng như những hiện tượng không giải thích được khác. Ông cho rằng, thủ phạm của vụ tấn công khí độc điên khùng ở Mattoon là bóng ma.
Bóng ma này bắt đầu xuất hiện ngay sau cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865), biến mất rồi tái xuất trong suốt 70 năm tiếp theo. Nó đă khủng bố tinh thần các thị trấn nhỏ thuộc thành phố Missouri (Mỹ). Truyền thuyết ở các địa phương nói rằng, bóng ma thường xuất hiện vào tháng 10 hàng năm, tồn tại cho đến mùa xuân rồi lại biến mất.
Tác giả Coleman cũng đề cập đến hai sự cố khác có thể dính dáng với những ǵ đă xảy ra ở Mattoon. Vào tháng 2/1944, ông viết, ba người tại miền Đông Nam bang Pennsylvania đă chết sau khi tiếp xúc với một chất khí có mùi ngọt.
Ông cũng báo cáo rằng, trong tháng 12/1961, một mùi khí thơm đă được phát hiện trong chương tŕnh Giáng sinh tại nhà thờ Baptist ở thành phố Houston. Hầu hết mọi người trong nhà thờ đều bị đầu độc, đa số may mắn thoát kịp ra ngoài nhưng có tới 8 người, chủ yếu là trẻ em, đă được đưa vào bệnh viện địa phương do ngộ độc khí.
Một giả thuyết khác được đưa ra và cũng là giả thuyết được chấp nhận rộng răi nhất cho những sự việc tại Mattoon. Mọi người tin rằng, đó chính là kết quả của chứng cuồng loạn tập thể.
Tất cả chỉ là một vài vụ cướp đơn lẻ, không có chủ đích. Nhưng dưới sức ép của truyền thông, các thông tin xuất hiện quá nhiều, vô t́nh dẫn đến sự hoang mang. Đặc biệt các đối tượng như trẻ em, phụ nữ dễ bị kích động, họ luôn lo sợ và khi thần kinh bị căng thẳng quá mức sẽ gây ra hiện tượng ức chế, không thể điều khiển được bản thân.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người sẽ đồng ư với giả thuyết này. Mọi người đều cho rằng, có một kẻ điên hay bóng ma đang ở ngoài đường hàng đêm và trực chờ tấn công bất cứ nạn nhân bất hạnh nào. Tuy nhiên, lời giải thực sự cho những vụ đầu độc hơi ngạt này vẫn c̣n bỏ ngỏ.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Illinois Times, My Sterious Universe, Historic Mysteries, Wikipedia...
Mask