Thay v́ những dự án đầu tư trong lĩnh vực bất động sản như trước đây, 2013 có thể là năm của các dự án tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất.
Trong quư II/2013, Hải Pḥng có thể cấp chứng nhận đầu tư cho dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm máy giặt, máy điều ḥa nhiệt độ, tivi và linh kiện điện tử dùng cho ô tô của Tập đoàn LG (Hàn Quốc). Hiện nay, việc xem xét các cơ chế ưu đăi đầu tư cho dự án này đang ở giai đoạn cuối.
“Nhà máy của LG dự kiến được xây dựng tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Pḥng), với quy mô lớn, trong đó riêng giai đoạn I vào khoảng 300 triệu USD”, một nguồn tin cho biết.
Nếu dự án này được thông qua, đó sẽ là “gạch nối dài” thêm danh sách các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có quy mô lớn, thậm chí lên tới cả tỷ USD, đổ bộ vào Việt Nam.
Không chỉ là dự án quy mô lớn của LG, nhiều thông tin cho biết, sau khi khởi công dự án 2 tỷ USD ở Thái Nguyên hồi cuối tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) cũng đang ráo riết với kế hoạch xây dựng tiếp một nhà máy thứ hai tại Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT). Nhà máy thứ hai này sẽ chuyên sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lư và mạch tích hợp, quy mô 1,2 tỷ USD. Dự án này, nhiều khả năng, cũng sẽ được cấp chứng nhận đầu tư trong những tháng tới đây.
Trong khi đó, sớm hơn và chắc chắn hơn cả hai dự án nói trên, theo ông Nghiêm Xuân Cải, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô Petroleum, th́ trong khoảng tháng 5, tháng 6 năm nay, Công ty sẽ nhận chứng nhận đầu tư điều chỉnh để nâng tổng vốn đầu tư của Dự án Lọc dầu Vũng Rô từ 1,7 tỷ USD hiện nay lên 3,6 tỷ USD.
“Khi có được giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh và có được mặt bằng, chúng tôi sẽ khởi công Dự án”, ông Cải cho biết.
Dự án này, hồi trung tuần tháng 2 vừa qua, đă được Thủ tướng chấp thuận nâng công suất từ 4 triệu tấn lên 8 triệu tấn, đồng thời, vốn đầu tư cũng sẽ được điều chỉnh. Nhà đầu tư và tỉnh Phú Yên, thời gian qua, cũng đă rất tích cực chuẩn bị cho kế hoạch triển khai dự án này, với mục tiêu là sẽ khởi công Dự án vào quư III.
Và mặc dù, Lọc hóa dầu B́nh Định, quy mô khoảng 28 tỷ USD, vẫn có nhiều ư kiến trái chiều, song nếu có cái nh́n lạc quan, cũng có thể kỳ vọng siêu dự án này sẽ góp phần làm “nóng” những dự án FDI tỷ USD vào Việt Nam.
B́nh Định cũng là tỉnh mới nhất có được dự án tỷ USD cam kết đầu tư vào địa phương. Trung tuần tháng 4 vừa qua, Ban quản lư Khu kinh tế B́nh Định đă cấp chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Buscenter Met (Nga) để thành lập Công ty TNHH một thành viên Bus Industrial Centre tại Việt Nam.
Nhà máy này dự kiến sẽ sản xuất, lắp ráp xe buưt, linh phụ kiện cho ô tô và các loại máy nông nghiệp tại Khu công nghiệp Nhơn Ḥa (B́nh Định). Dự án có tổng vốn đầu tư một tỷ USD này cũng đă lên kế hoạch khởi công xây dựng ngay trong năm nay.
Bởi vậy, nếu tất cả các dự án nói trên đều được cấp chứng nhận đầu tư và khởi công đúng kế hoạch, 2013 sẽ là năm của các dự án tỷ USD. 4 tháng đầu năm, ngoài dự án sản xuất xe buưt của BUS Industrial Centre, c̣n có Dự án sản xuất điện thoại di động 2 tỷ USD của Samsung ở Thái Nguyên. Ngoài ra, c̣n có Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), của nhà đầu tư Nhật Bản, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,8 tỷ USD, lên 9 tỷ USD.

Động thái này trái ngược với chiều hướng của khoảng 2 năm gần đây, khi không nhiều dự án tỷ USD đầu tư vào Việt Nam. Năm ngoái, ngoài Dự án Khu đô thị Tokyu (1,2 tỷ USD), cấp chứng nhận đầu tư từ đầu năm, th́ cả năm, Việt Nam không có thêm dự án tỷ USD nào được cấp mới. Ngoại trừ Dự án Liên hợp thép Formosa (Hà Tĩnh) vào những ngày cuối năm, đă điều chỉnh tăng vốn lên 9,9 tỷ USD.
Trong khi đó, năm 2011, cũng chỉ có 2 dự án tỷ USD được cấp phép, là Nhiệt điện Hải Dương (2,26 tỷ USD) và First Solar (1 tỷ USD). Tuy nhiên, cả hai dự án này, một (First Solar) đang rao bán dự án, một vẫn đang trong giai đoạn đàm phán thêm nhà đầu tư mới, dù đă được khởi công xây dựng.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, sau thời kỳ đỉnh cao thu hút các dự án tỷ USD vào năm 2008; đến năm 2009, cũng chỉ có thêm một số dự án tỷ USD đă được cấp phép, như Băi Biển Rồng - Quảng Nam (4,15 tỷ USD), Thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya - Đồng Nai (2 tỷ USD) và Thành phố sáng tạo Nam Phú Yên (vốn đăng kư 1,68 tỷ USD, nhưng trong kế hoạch là 11,4 tỷ USD). Năm 2010, cùng với Nam Hội An, 4 tỷ USD, th́ c̣n có các dự án Nhiệt điện Mông Dương 2, Kobelco (Nghệ An), 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là, nếu như giai đoạn trước đây, các dự án tỷ USD hầu hết đều trong lĩnh vực bất động sản, du lịch, và ít nhiều mong manh, nhiều dự án đă bị thu hồi chứng nhận đầu tư, th́ nay, điểm mặt các dự án tỷ USD tiềm năng của năm 2013, đều là trong lĩnh vực sản xuất.
Hơn thế, rất nhanh sau khi được cấp chứng nhận đầu tư, các dự án này đều đă khởi công xây dựng hoặc lên kế hoạch triển khai sớm. Điều này khiến dư luận kỳ vọng một làn sóng dự án tỷ USD sẽ lại quay trở lại Việt Nam, và điều quan trọng, là vốn thực, chứ không phải là vốn ảo.
Theo
Đầu tư/
VnExpress