Bản tin BBC cho biết rằng, Ông Phạm Văn Điệp, 45 tuổi, nói ông đă bị từ chối nhập cảnh ở sân bay Nội Bài cho dù vẫn có quốc tịch Việt Nam.
Từ Nga, nơi ông thường trú cùng vợ con, ông Điệp nói với BBC rằng hôm 24/4 vừa qua, khi từ Moscow bay về Nội Bài, Hà Nội lúc 8 giờ sáng, ông đă bị từ chối làm thủ tục xuất nhập cảnh.
"Đến gần 9 giờ 30, đại diện Công an Xuất nhập cảnh ở sân bay Nội Bài đến yêu cầu tôi phải quay lại máy bay để trở về Moscow."
Khi hỏi, ông Phạm Văn Điệp được trả lời rằng lư do không cho ông nhập cảnh là v́ ông đă "vi phạm pháp luật Việt Nam".
BBC cũng kể, trong cuộc đôi co với nhân viên xuất nhập cảnh, thoạt tiên ông Điệp từ chối không quay lại Moscow v́ "tôi là công dân Việt Nam" và không mang một quốc tịch ǵ khác.
Ông cũng cho rằng chỉ có Chủ tịch nước mới có thể tước quyền công dân của ông.
Thế nhưng sau đó, ông đă bị cảnh sát cơ động áp tải ra máy bay trong cùng buổi sáng.
Ông Phạm Văn Điệp cho BBC hay rằng cán bộ xuất nhập cảnh cáo buộc ông đă hoạt động "chống phá Nhà nước".
"Tôi cho rằng nguyên nhân họ làm như vậy là v́ tôi từng tham gia đảng Dân chủ Việt Nam từ thời ở trong nước, khi ông Hoàng Minh Chính phục hoạt đảng này," ông suy đoán.
Trong khi đó, một bài viết trên blog riêng của ông Phạm Văn Điệp (
http://phamvandiep.blogspot.com) tựa đề “Ngày 30-4 theo quan điểm thêm bạn, bớt thù” có đoạn kết như sau:
“...Tệ hại hơn là chuyện giữa người Việt với nhau sau một cuộc chiến. Đáng lư ra, một bên đă hạ súng đầu hàng th́ bên cầm súng phải trân trọng sự đầu hàng của người hạ súng và phải t́m mọi cách để bảo vệ họ. Kinh nghiệm cho thấy phe chiến thắng chiếm được thành, phá được địch mà không lấy được ḷng người th́ việc chiếm thành và phá địch sẽ trở thành vô nghĩa, đẩy xă hội vào một giai đoạn bất an mới. Điều đáng nghĩ nữa là sau chiến tranh, những mất mát không mong muốn cũng nên chia sẻ với nhau và coi như một sự việc không may mắn của cuộc chiến và những người có mất mát và không có mất mát nên chung sức, chung ḷng tạo cho ḿnh một xă hội tốt đẹp hơn để chính ḿnh được hưởng và con cháu ḿnh được thanh b́nh.
Giá như cùng nhau hiểu rơ như vậy th́ có thể ngày này sẽ là ngày cả mọi người Việt Nam không có ai c̣n buồn và tất nhiên mọi người sẽ vui chung.”
Hiển nhiên, chính phủ Hà Nội không muốn ai cũng vui chung.
VB