Con đường kinh tế “mờ mịt” của Triều Tiên - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-03-2013   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Con đường kinh tế “mờ mịt” của Triều Tiên

Việc Triều Tiên đóng cửa khu công nghiệp Kaesong chung với Hàn Quốc cho thấy B́nh Nhưỡng sẵn sàng đặt các vấn đề chính trị lên trên những cải cách kinh tế cần thiết, đồng thời tăng cường sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng con đường trước mắt đối với nền kinh tế của Triều Tiên dường như đang trở nên mờ mịt hơn.



Tờ Wall Street Journal cho biết, hiện chỉ c̣n 7 người Hàn Quốc c̣n lại trong khu công nghiệp Kaesong nằm ở phía Bắc của biên giới giữa hai miền Triều Tiên. Họ ở lại để giải quyết một số bất đồng nhỏ về tiền lương, nhưng dự kiến sẽ quay trở về nhà trong vài ngày tới. Khi đó, việc rút toàn bộ công nhân viên người Hàn Quốc ra khỏi khu này sẽ hoàn tất.

Kaesong, biểu tượng cuối cùng c̣n lại của sự hợp tác kinh tế liên Triều, đă bị phía Triều Tiên ngưng hoạt động kể từ ngày 9/4. Triều Tiên đă rút toàn bộ 53.000 công nhân viên khỏi khu này, và từ chối những lời đề nghị đối thoại sau đó từ Hàn Quốc.

B́nh Nhưỡng “dứt áo” khỏi Kaesong, bất chấp nền kinh tế đang đối mặt đầy thách thức sau nhiều năm chịu các lệnh trừng phạt quốc tế. Nền kinh tế tự cung tự cấp của Triều Tiên không đủ sức đáp ứng các nhu cầu về lương thực và năng lượng của người dân. Mấy năm trước, hệ thống phân phối của nhà nước tại đây đă gần như tê liệt, khiến người dân phải dựa vào thị trường tư nhân để t́m kiếm nguồn cung các mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Với t́nh trạng bất b́nh đẳng về thu nhập, khoảng 2/3 trong số 24 triệu người Triều Tiên hiện phải đối mặt với t́nh trạng thiếu lương thực thường xuyên.

Từ năm 2004 tới nay, mỗi năm Kaesong đem về cho Triều Tiên khoản thu nhập khoảng 90 triệu USD là tiền lương nhân công. Tuy nhiên, khi căng thẳng trong quan hệ liên Triều gia tăng trong năm nay, B́nh Nhưỡng đă thể hiện thái độ sẵn sàng đóng cửa khu công nghiệp này để gia tăng áp lực chính trị với Seoul.

“Việc đóng cửa Kaesong sẽ chỉ đem tới những thiệt hại và mất mát lớn cho phía Hàn Quốc chứ không phải là Triều Tiên”, truyền thông nhà nước Triều Tiên tuyên bố hôm thứ Bảy vừa rồi. “Trái lại, đóng cửa Kaesong sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến vĩ đại nhằm thống nhất hai miền, v́ khu vực Kaesong rộng lớn sẽ có thể được tái chiếm làm một khu quân sự”.

Bất chấp những đe dọa gần đây về tấn công và thử vũ khí hạt nhân từ phía Triều Tiên, một số nhà phân tích vẫn hy vọng nước này sẽ có những cải tổ rộng lớn về kinh tế. Việc B́nh Nhưỡng hôm 2/4 bổ nhiệm ông Pak Pong Ju vào vị trí Thủ tướng đă làm gia tăng những hy vọng như thế, bởi ông Pak được biết đến như một người từng nỗ lực đưa ra các cải cách kinh tế ở Triều Tiên. Trước đây, ông Pak từng giữ cương vị Thủ tướng Triều Tiên từ năm 2003-2007.

Tuy nhiên, động thái dừng hoạt động khu công nghiệp Kaesong lại cho thấy, đối với B́nh Nhưỡng, các vấn đề kinh tế dường như chỉ là phụ so với các vấn đề về chính trị.

Theo ông Scott Snyder, chuyên gia cấp cao nghiên cứu về các vấn đề Triều Tiên tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ, việc đóng cửa Kaesong sẽ “gửi đi một thông điệp nhiễu loạn tới các nhà đầu tư phương Tây”. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng gọi động thái này của Triều Tiên là “rất đáng thất vọng”. Theo bà Park, chẳng quốc gia nào sẽ đầu tư vào Triều Tiên nếu nước này vi phạm các quy định quốc tế.

Tháng 4 vừa qua, chuỗi khách sạn cao cấp Kempinski của châu Âu đă rút khỏi kế hoạch vận hành khách sạn cao 105 tầng ở B́nh Nhưỡng do căng thẳng liên Triều gia tăng.

Ông Go Myong-hyun, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul, cho rằng, B́nh Nhưỡng dám đóng cửa Kaesong là v́ mức độ phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc ngày càng lớn. Theo số liệu mà ông Go đưa ra, thương mại Trung-Triều đă tăng lên mức 5,9 tỷ USD vào năm 2012 từ mức 3,4 tỷ USD vào năm 2010.

Hầu hết các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên trong các lĩnh vực giao thông, phát điện và cơ sở hạ tầng đều tập trung ở đặc khu kinh tế Rason nằm ở phía Đông Bắc của nước này. Khu Rason có quy mô lớn hơn nhiều so với Kaesong và được xem là nền móng cho các hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở Triều Tiên.

Theo Open Source Center, một tổ chức cung cấp thông tin t́nh báo thuộc Chính phủ Mỹ, khoảng 2/3 trong số 351 liên doanh của Triều Tiên với nước ngoài là liên doanh với Trung Quốc, c̣n lại là các liên doanh với Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu.

Theo ông Go, có thể B́nh Nhưỡng tự tin là sẽ bù đắp được bất kỳ thiệt hại nào do việc đóng cửa Kaesong gây ra. “Đối với hơn 50.000 công nhân mất việc, B́nh Nhưỡng có thể đưa họ quay lại những ‘đơn vị lao động’ quốc doanh mà họ đă làm việc trước kia”, ông Go nói.

Nhưng đă có những dấu hiệu cho thấy căng thẳng gần đây đang làm phương hại tới quan hệ kinh tế Trung-Triều. Dường như Trung Quốc đă mất kiên nhẫn trước thái độ dọa nạt mà B́nh Nhưỡng nhằm vào Hàn Quốc và các nước đồng minh của Seoul.

Số liệu từ Hải quan Trung Quốc hồi tháng 4 cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên giảm 13,8%, c̣n 720 triệu USD.

“Không một ai được phép đẩy khu vực và toàn thế giới vào sự hỗn loạn v́ mục đích tư lợi”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao diễn ra vào tháng 4. Đây được coi là một lời cảnh báo gián tiếp đối với Triều Tiên.

Bên cạnh đó, đến nay, Triều Tiên vẫn thiếu một khung pháp lư rơ ràng cho các nhà đầu tư. Chính sách đầu tư kém thân thiện của nước này đă khiến không ít nhà đầu tư Trung Quốc gặp rắc rối. Điển h́nh, vào năm ngoái, hăng khai mỏ Xiyang của Trung Quốc tố cáo phía Triều Tiên đánh cắp bí quyết, chiếm đoạt một liên doanh khai quặng với hăng này, rồi trục xuất công nhân Trung Quốc. Theo Xiyang, vụ việc này là một “cơn ác mộng” và khiến họ thiệt hại nhiều triệu USD.

Theo các chuyên gia, tân Thủ tướng Pak của Triều Tiên sẽ phải đối mặt với một chặng đường gập gềnh phía trước nếu ông muốn thực hiện các cải cách kinh tế.

Trong nhiệm kỳ Thủ tướng trước, ông Pak ủng hộ các biện pháp như tăng lương, cởi mở hơn với các hoạt động thị trường, tăng cường khuyến khích nông dân sản xuất… Tuy nhiên, các chính sách này nhanh chóng bị đảo ngược sau khi bị chỉ trích là tư bản thái quá. Những nỗ lực của ông Pak đă vấp phải sự phản đối từ phía đảng Lao động cầm quyền và quân đội Triều Tiên, rút cục khiến ông mất chức Thủ tướng.

Ông Kim Kwang Jin, một cựu quan chức thuộc lĩnh vực ngân hàng ở Triều Tiên đă rời sang Hàn Quốc vào năm 2003, cho rằng, những động thái mới nhất của Triều Tiên càng gây thêm trở ngại kinh tế cho nước này, đồng thời khiến thế giới chẳng c̣n mấy lựa chọn để đàm phán với B́nh Nhưỡng.

“Thêm những động thái gây hấn sẽ chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế, tạo ra thêm những nỗi lo sợ và chật vật ở Triều Tiên. Tôi không nghĩ là Triều Tiên có thể tiếp tục tồn tại nếu cứ đi theo con đường này”, ông Kim, người hiện công tác tại Viện Chiến lược an ninh quốc gia của Hàn Quốc, đánh giá.

VNE
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.JPG
Views:	5
Size:	56.2 KB
ID:	466491
Old 05-03-2013   #2
đếvương
Banned
 
Join Date: May 2013
Posts: 20
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 0
đếvương Reputation Uy Tín Level 1
Default

có bao giờ "sáng" đâu mà mờ với mịt!
rơ vớ vẩn!
đếvương_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 02:00.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06833 seconds with 14 queries