Vàng đảo điên, chứng khoán và bất động sản chết thảm, lăi suất ngân hàng lên xuống thất thường, người tiêu dùng Việt Nam không đặt niềm tin vào đâu, bèn quay ra tiêu xài.
Theo ghi nhận của CBRE, lượng tiền trong dân vẫn c̣n nhưng không đổ vào bất động sản. Đánh giá này càng được khẳng định trong một cuộc khảo sát khi có tới 84% khách hàng trả lời rằng, bây giờ chưa phải là thời điểm thích hợp để mua nhà do họ kỳ vọng giá c̣n giảm tiếp. Thêm vào đó, CBRE nhận định, triển vọng kinh tế không mấy khả quan trong năm 2013 sẽ tiếp tục làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, khiến họ t́m nơi trú ẩn an toàn bằng cách đẩy mạnh tiết kiệm thay v́ đầu tư.
Song bên cạnh việc đẩy mạnh tiết kiệm, dường như người tiêu dùng Việt Nam đang mạnh tay … chi thoáng.
Chi mạnh vào ô tô, hàng hiệu
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trong nửa đầu tháng 4/2013, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô về Việt Nam tăng hơn gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, các doanh nghiệp đă nhập khẩu 1.374 chiếc
ô tô các loại với kim ngạch 25,6 triệu USD, tăng 56% về lượng và 58% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống là 754 chiếc, kim ngạch 6,9 triệu USD, ô tô tải 481 chiếc trị giá 11,5 triệu USD.
Số liệu trên cho thấy, mặc dầu kinh tế khó khăn tứ bề, nhưng
sức mua ô tô của người Việt lại không hề giảm, thậm chí c̣n là tăng nhiều… bất thường.

Sức tiêu thụ ô tô tại Việt Nam tăng mạnh những tháng đầu năm 2013 |
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng “hàng hiệu” của một bộ phận nhỏ người dân Việt ngày càng tăng. Theo một báo cáo của Bộ Công thương, trong năm 2012, hàng xa xỉ phẩm nhập khẩu đă lên đến 10 tỷ USD.
Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Taylor Nelson (TNS), có khoảng 1,5 triệu người ở Việt Nam có đủ sức tiêu thụ các món hàng hiệu đắt tiền; 52% đàn ông tiêu dùng hàng xa xỉ; trong đó, ở Hà Nội chiếm 36%, TP.HCM chiếm 10%, c̣n lại là các nơi khác. Độ tuổi chi tiêu cho mặt hàng này là 35 – 54 tuổi (40%) và đa phần là người có thu nhập từ 8,5 triệu đồng mỗi tháng trở lên.
Theo nghiên cứu của Kantar Worldpanel Vietnam, công ty con thuộc Tập đoàn WPP – Mỹ, nhu cầu tiêu dùng của người Việt đă thay đổi mạnh mẽ do cơ cấu dân số trẻ và thu nhập của người dân tăng. Do đó, các trung tâm thương mại với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới mọc lên ngày càng nhiều. Các thương hiệu nổi tiếng thế giới tại Việt Nam phải kể đến như: Hermes, Christian Dior, Hugo Boss, Chopard, Versace, Ralph Lauren, Zegna, Omega, IWC, Montblanc,…, đó c̣n chưa kể đến các đồ công nghệ cao, đồ dùng gia đ́nh,– vốn là những sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhất.
Đổ xô đi du lịch
Năm nay, lượng khách nội địa “đổ xô” đi
du lịch tăng đột biến, bất chấp những đám mây u ám của nền kinh tế.
Thành phố Hội An (Quảng Nam), trong kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5, đón lượng khách đến tham quan tăng gấp 5 lần so với ngày thường và khiến nhiều khách sạn, khu resort trở nên quá tải. Tính đến cuối giờ chiều 1.5, đă có hơn 32.000 du khách đến Hội An, ngày cao điểm đón khoảng hơn 7.000 khách.
Lượng khách đến Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm cũng tăng gấp 5 lần so với ngày thường là 8.400 khách.
Tại Khu di tích Mỹ Sơn (H.Duy Xuyên, Quảng Nam), lượng khách tham quan trong nước đến khu di tích này cũng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Làng du lịch cộng đồng homestay Mỹ Sơn (tại xă Duy Phú, H.Duy Xuyên) th́ “cháy” pḥng do lượng khách trong nước tăng đột biến.
Cũng trong 2 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng du khách đến tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng ở tỉnh Quảng B́nh tăng cao. Các nhà hàng, khách sạn, các trung tâm du lịch, băi biển ở đây luôn nườm nượp du khách.
Chỉ riêng hang động Phong Nha, hang động Tiên Sơn và suối Nước Moọc trong những ngày lễ đă đón 23.000 lượt khách đến du lịch, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều trọng điểm du lịch khác như Nha Trang, Đà Lạt, Mũi Né, Cần Thơ, Vũng Tàu, Phong Nha-Kẻ Bàng… đều đón một lượng du khách rất lớn.

Khách Việt Nam đổ xô du lịch dịp lễ |
Theo thống kê chưa đầy đủ, lượng khách du lịch tới Nha Trang ước đạt hơn 90.000 lượt, trong đó chủ yếu là khách du lịch nội địa. Tại Vũng Tàu, lượng khách tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2012 khiến toàn bộ các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn rơi vào t́nh trạng "cháy" pḥng.
Đặc biệt, ngày 30/4 là đỉnh điểm khách du lịch ở Bà Rịa- Vũng Tàu với hơn 80.000 lượt người. Ban quản lư các khu du lịch thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đánh giá, năm nay là năm mà du khách đến Bà Rịa- Vũng Tàu nghỉ lễ đông nhất từ trước tới nay.
Cũng chỉ trong 2 ngày nghỉ lễ, công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đă đón trên 6.000 du khách, hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ tại 4 huyện vùng cao phía Bắc gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc đều đă hết pḥng
The đại diện một công ty du lịch tại Hà Nội, đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, công ty đă cung cấp dịch vụ cho khoảng 5.000 lượt du khách, trong đó có 3.000 lượt khách đi du lịch nước ngoài, 2.000 lượt khách nội địa..
Doanh thu của khách trong nước, bao gồm khách đi tour nội địa và nước ngoài cao hơn rất nhiều so với khách nước ngoài. Đây là thống kê từ những công ty du lịch hàng đầu của TP.HCM năm 2012.
Trong đó, số liệu về doanh thu năm 2012 từ ba công ty gồm: Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, Vietravel và Fiditourist đă thể hiện rất rơ.
Cụ thể là Saigontourist có doanh thu 1.733,4 tỷ đồng nhưng doanh thu từ mảng nước ngoài (outbound) và nội địa (inbound) đă chiếm đến 1.326,6 tỷ đồng; Vietravel trong khi mảng inbound chỉ mang đến cho công ty 99,5 tỷ đồng th́ mảng outbound đem lại doanh thu 1.781,8 tỷ đồng, mảng nội địa đóng góp thêm 473,6 tỷ đồng; Fiditourist có tổng doanh thu 390,2 tỷ đồng nhưng mảng inbound chỉ mang về 61,3 tỷ đồng, mảng nội địa và outbound đóng góp đến 328,9 tỷ đồng.
Ghi nhận từ tốp những doanh nghiệp du lịch hàng đầu của TP.HCM cũng cho thấy du khách trong nước đă mang đến nguồn thu rất lớn: Tổng doanh thu là 7.877,8 tỷ đồng nhưng doanh thu từ mảng outbound và nội địa đă chiếm đến 5.244,6 tỷ đồng; mảng du lịch trong nước đă mang về cho 10 công ty du lịch hàng đầu của TP.HCM 1.583,5 tỷ đồng, với 727.820 lượt khách.
Có vẻ như, những thăng trầm của nền kinh tế không làm ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng Việt Nam. Bằng chứng là dân ta đă chi khá là mạnh tay cho những nhu cầu vốn không hề thấp của ḿnh.
TM