Ngày 30/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă kết thúc chuyến thăm Nga và có thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin để hai nước nối lại cuộc đàm phán về tranh chấp lănh thổ kéo dài. Giới quan sát phương Tây cho rằng, Nhật muốn tăng cường hợp tác với Nga v́ lo ngại trước sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Ảnh Tổng thống Putin đón tiếp Thủ tướng Abe tại điện Kremlin.
Giới truyền thông Trung Quốc hôm nay 1/5 đưa tin, chiều qua 30/4, Thôi Thiên Khải, tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đă chính thức lên tiếng phản ứng lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ rằng Senkaku nằm trong phạm vi của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật, có nghĩa là Washington sẽ ra tay can thiệp nếu “ai đó” đơn phương làm suy yếu quyền kiểm soát của Nhật Bản với nhóm đảo này. Ảnh tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ - Thôi Thiên Khải.
Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ A.K. Antony tuyên bố ngày 30/4, nước này sẽ “áp dụng mọi biện pháp có thể” để bảo vệ lợi ích của ḿnh trong bối cảnh Ấn Độ đang có cuộc tranh chấp lănh thổ ngày một leo thang với nước láng giềng Trung Quốc. Hàng chục binh lính Trung Quốc bị tố xâm nhập sâu vào lănh thổ do Ấn Độ kiểm soát ở khu vực biên giới tranh chấp Himalaya. Ảnh trại lính Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày hôm qua (30/4) đă có cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông tuyên bố, Mỹ sẽ quyết định có can thiệp vào cuộc xung đột Syria hay không sau khi có đầy đủ các dữ liệu về vũ khí hóa học tại Syria. “Có bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đă được sử dụng trong cuộc nội chiến tại Syria”, ông Obama nói. Tuy nhiên, hiện Mỹ chưa rơ loại vũ khí này được sử dụng khi nào, làm thế nào chúng được sử dụng, cũng như chưa biết ai sử dụng loại vũ khí chết người này. Ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng.
Đáp lại, ngày 30/4, đại sứ Syria tại LHQ Bashar Ja"afar lên tiếng phủ nhận các cáo buộc của Mỹ, Anh nói chính phủ nước này sử dụng vũ khí hóa học. Đồng thời đề nghị LHQ điều tra về cuộc tấn công hóa học ở thành phố Aleppo, vấn đề hiện cả hai bên xung đột tại Syria đổ lỗi cho nhau. Ảnh đại sứ Syria tại Liên hợp quốc Bashar Ja"afar.
Hăng tin AP đưa tin, thủ lĩnh của phong trào Hồi giáo Hezbollah - Sheik Hassan Nasrallah hôm 30/4 cho biết, phe nổi dậy tại Syria sẽ không thể lật đổ được Tổng thống Bashar al-Assad v́ lực lượng Hezbollah, vốn là “những người bạn tốt” của chính quyền Syria, sẽ hỗ trợ quân chính phủ khi thời cơ đến. Ảnh thủ lĩnh của phong trào Hồi giáo Hezbollah - Sheik Hassan Nasrallah.
“Syria có những người bạn tốt trong khu vực và trên thế giới. Những người sẽ không để Syria bị thất thủ vào tay bọn Mỹ hoặc Israel”, thu lĩnh của Hezbollah - Sheik Hassan Nasrallah nói trên AP. Hezbollah và Iran hiện là hai đồng minh thân cận của chính quyền Tổng thống Assad. Hezbollah đang sở hữu kho vũ khí hùng hậu nhất trong số các nhóm phiến quân tại Li Băng, thậm chí c̣n mạnh hơn cả quân đội quốc gia Li Băng. Ảnh phiến quân Hồi giáo Hezbollah.
Kênh tin tức Aljazeera (Qatar) hôm 30/4 đă cho đăng tải nhiều đoạn video cho thấy, những người hít phải loại chất nói trên vật vă khó thở trong một bệnh viện dă chiến ở tỉnh Idlib, một người đàn ông bị co giật với bọt mép trắng sùi ra từ miệng, một triệu chứng cho thấy bị nhiễm độc hóa chất, theo Aljazeera. Tuy nhiên kênh tin tức này không cho biết chiến đấu cơ thuộc phe nào. Ảnh một người đàn ông Syria sùi bọt mép v́ hít phải chất lạ do các chiến đấu cơ thả xuống.
Phát biểu ở Nhà Trắng hôm 30/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama hứa sẽ có thêm hành động để đóng cửa trại giam ở Vịnh Guantanamo (Cuba), trong khi đang có cuộc tuyệt thực ngày càng nhiều người tham gia tại đó. “Trại Guantanamo đối lập lại thực chất của chúng ta và không có lợi cho nước Mỹ”, ông Obama tuyên bố. Hạ viện Mỹ đă cản trở nỗ lực đóng cửa trại giam Guantanamo, nhưng ông Obama nói ông sẽ tiếp tục thảo luận với các dân biểu. Ảnh tù nhân tại trại giam Guantanamo.
Theo Tân Hoa xă tuyên truyền, “Việt Nam đă kư hợp đồng mua 2 vệ tinh X-band” của Nhật Bản. Chính sách của Nhật Bản yêu cầu vệ tinh phải quay qua bất cứ nơi nào trên Trái đất một ngày một lần, điều này ít nhất cần có “cḥm sao” 4 vệ tinh, hơn nữa vệ tinh phải đổi mới một lần sau 5 năm. Ảnh tên lửa đưa vệ tinh vào quỹ đạo của Nhật Bản phát triển