Giới chức Nga từng bí mật ghi âm một cuộc tṛ chuyện qua điện thoại vào năm 2011 trong đó một nghi phạm thực hiện vụ đánh bom kép tại giải marathon Boston đă thảo luận cuộc thánh chiến với mẹ ḿnh.
Bà Zubeidat và con trai Tamerlan.
Trong một cuộc điện thoại khác, bà Zubeidat Tsarnaeva, mẹ của nghi phạm đă chết Tamerlan Tsarnaev bị thu âm tṛ chuyện với một người khác ở miền nam nước Nga vốn bị FBI điều tra trong một vụ việc riêng rẽ.
Tuy nhiên, Nga không chia sẻ thông tin chi tiết về các cuộc tṛ chuyện mà họ thu âm được cho phía Mỹ cho tới tận tuần này.
Các cuộc tṛ chuyện rất quan trọng v́, nếu được tiết lộ sớm hơn, chúng có thể là bằng chứng để FBI tiến hành một cuộc điều tra kỹ hơn về gia đ́nh Tsarnaev.
Giới chức Nga chỉ đă tiết lộ với FBI rằng họ lo ngại rằng Tamerlan và mẹ của y là các phần tử cực đoan hồi giáo. Nhưng không có thông tin bổ sung, FBI chỉ tiến hành một cuộc điều tra hạn chế và khép lại vụ việc vào tháng 6/2011.
2 năm sau đó, Tamerlan, 26 tuổi, và em trai Dzhohkar, 19 tuổi, đă kích hoạt 2 quả bom tự chế gần vạch đích cuộc đua marathon tại thành phố Boston, làm 3 người chết và hơn 260 người bị thương. Tamerlan thiệt mạng trong cuộc đấu súng với cảnh sát, c̣n Dzhohkar đă bị bắt.
Trong tuần qua, giới chức Nga đă chuyển cho phía Mỹ thông tin mà họ có được về Tamerlan và bà mẹ Zubeidat. Anh em nhà Tsarnaev là người gốc Chechnya di cư từ miền nam nước Nga tới khu vực Boston 11 năm trước.
Các quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, vào đầu năm 2011, Cơ quan an ninh nội địa FSB của Nga đă thu âm một cuộc tṛ chuyện giữa Tamerlan và mẹ, trong đó hai người thảo luận về cuộc thánh chiến.
Hai mẹ con nhà Tsarnaev cũng thảo luận về khả năng Tamerlan tới Palestine, nhưng Tamerlan nói với mẹ rằng anh ta không biết nói tiếng địa phương tại đó, theo các quan chức được xem các thông tin mà Nga chia sẻ với Mỹ mới đây.
Trong cuộc điện thoại thứ 2, Zubeidat tṛ chuyện với một người đàn ông ở vùng Caucasus của Nga vốn bị FBI điều tra.
Không có thông tin trong cuộc tṛ chuyện cho thấy có một âm mưu bên trong nước Mỹ, giới chức cho biết.
Không rơ v́ sao giới chức Nga không chia sẻ thông tin về các cuộc điện thoại vào thời điểm đó. Thông thường, các nước, trong đó có Mỹ, thường chia sẻ thông tin với giới chức nước ngoài về những thông tin t́nh báo thu thập được.
Nếu FBI nhận được thông tin sớm hơn từ phía Nga về các cuộc tṛ chuyện qua điện thoại, chính phủ Mỹ có thể đă ngăn chặn được vụ đánh bom kép.
Trước đó, các nguồn tin cho biết Tamerlan từng có tên trong danh sách theo dơi của cả Cục t́nh báo trung ương Mỹ (CIA) và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), sau khi Nga bày tỏ những lo ngại rằng Tamerlan đă trở thành một phần tử Hồi giáo cực đoan.
Mẹ 2 nghi phạm vụ đánh bom Boston cũng bị liệt vào danh sách theo dơi khủng bố 18 tháng trước khi xảy ra vụ tấn công, giới chức chính phủ Mỹ tiết lộ.
An B́nh
Theo AP