HÀ NỘI (NV) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, một hội nghị quốc tế về vận tải hàng hóa hàng không được tổ chức sáng ngày 25 tháng 4 quy tụ đông đảo đại diện ngành hàng không các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, cũng là lần đầu tiên, đại diện ngành hàng không Việt Nam đă phải “trân ḿnh” nghe những lời phê phán “đă bỏ trống thị trường vận chuyển hàng hóa, nhường sân cho người ngoại quốc”.
Hàng không Việt Nam đang nắm ưu thế vận chuyển hành khách nội địa và bỏ “phế” vận chuyển hàng hóa hàng không. (H́nh: Báo Tuổi Trẻ)
Theo báo Tuổi Trẻ, vận tải hàng không vốn là thị trường hết sức béo bở, nhưng Việt Nam đă phó mặc cho các hăng ngoại quốc tha hồ khai thác. Hiện nay, thị trường này nằm trong tay một số hăng hàng không Châu Âu, Bắc Á và Nam Á.
Một số đại diện tham dự hội nghị này c̣n thẳng thắn nói rằng “Việt Nam chưa có phi đội vận chuyển hàng hóa là điều hết sức đáng tiếc.”
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, đại diện Bộ Giao Thông-Vận Tải Cộng Sản Việt Nam tham dự hội nghị nói trên nhận định rằng sự có mặt của 50 hăng hàng không quốc tế tại Việt Nam là “một khởi đầu tốt đẹp để ngành hàng không Việt Nam đón đầu sự phát triển”.
Báo Tuổi Trẻ c̣n cho hay, một nghị định mới vừa được nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ban hành, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 6 tới đây, tăng vốn tối thiểu để thành lập công ty vận chuyển hàng không.
Số vốn này theo qui định mới, từ mức tối thiểu là 300 tỉ đồng, tương đương 15 triệu đô cho tới 700 tỉ đồng, tương đương 35 triệu đô; tăng thêm khoảng 1 triệu đô so với qui định cũ.
Mặt khác, vốn tối thiểu để thành lập hăng hàng không thương mại cũng sẽ tăng, từ 600 tỉ đồng, tương đương 30 triệu đô cho hoạt động nội địa và 1,000 tỉ đồng, tương đương 50 triệu đô cho đường bay quốc tế tăng lên 700 tỉ đồng, tương đương 35 triệu đô và 1,300 tỉ đồng, tương đương 65 triệu đô.
Dư luận cho rằng với mức “điều chỉnh” này, Việt Nam càng hạn chế tầm hoạt động của các công ty hàng không nội địa. Việt Nam hiện có hăng hàng không cổ phần Vietnam Airlines đang hoạt động trong thế độc quyền, trong đó sở hữu nhà nước chiếm 50%. Từ năm 2007, nhà nước Cộng Sản Việt Nam cấp giấy phép cho 5 hăng hàng không tư nhân hoạt động.
Tuy nhiên, sau 6 năm, các hăng này suy sụp dần, đến nay chỉ c̣n một hăng hoạt động cầm chừng là Vietjet Air. Hăng hàng không Indochina Airlines đă phá sản; hăng Trăi Thiên bị khai tử từ lâu; hăng Blue Sky bị quên lăng chóng vánh và hăng Air Mekong đang đối diện với “cái chết thấy trước”.
Đặc biệt, hăng hàng không tư nhân Trăi Thiên được cấp phép vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nội địa từ tháng 10 năm 2009 với số vốn quy định là 500 tỉ đồng, tương đương 25 triệu đô. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, hăng này bị rút giấy phép hoạt động v́ “không có dấu hiệu cho thấy khả năng cất cánh” trong khi bị tố nợ lương cán bộ, nhân viên.
(P.L.)