Đa số các cha mẹ Việt Nam tại Đức thường quan tâm và chú trọng đến học vấn của các con ḿnh. Họ tha hương sang Đức chủ yếu để cho con cái tương lai tốt đẹp hơn.

Ảnh minh họa. Nguồn: ndr.de.
“Năm 1988, bố mẹ tôi rời Quảng Ninh, một tỉnh ở phía bắc Việt Nam để sang Saarburg, Đức làm công nhân với hi vọng sẽ có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn,“ Thao Tran Van kể. Vào thời điểm đó có rất nhiều người Việt Nam di cư sang Đức, cũng v́ Cộng ḥa Dân chủ Đức ngày ấy có kí kết hợp đồng lao động với Việt Nam và cũng do chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà nhiều người đă phải chạy trốn khỏi quê hương.
Dao Thi Hai Duyen, 17 tuổi, hiện đang theo học Gymnasium Saarburg cũng sang Đức từ nhỏ. Hiện nay, bố mẹ Duyen đang làm chủ một quán ăn. Thi thoảng, cô gái này cũng giúp đỡ gia đ́nh tại đây.
“Bố mẹ tôi cũng rời Quảng Ninh vào năm 1990. Ban đầu họ đến Tiệp Khắc và một năm sau mới quyết định di cư sang Đức cùng với vài người bạn để bắt đầu một cuộc sống mới.“
Tự học tiếng nước ngoài
Để t́m hiểu một đất nước mới đối với người nhập cư là vô cùng khó khăn. V́ tham vọng và sự quyết tâm cao, nhiều người châu Á đă cố gắng tự học tiếng Đức, song v́ tuổi tác cao, việc này không hề đơn giản. V́ thế họ luôn mong đợi ở những đứa con của ḿnh một tấm bằng đỏ và sau đó là nghề nghiệp cao quư như bác sĩ chẳng hạn.
Ở trường học, các bạn trai Việt Nam thường giỏi toán, trong khi đó các nữ sinh thiên về ngôn nữ. Ví dụ như Lan Anh Tran, ngoài tiếng mẹ đẻ, cô gái này sử dụng tốt cả tiếng Đức, Anh, Pháp và Tây Ban Nha mà. Với tính cách cởi mở và rất thân thiện, bạn muốn theo đuổi ngành tiếp viên hàng không mà không vào đại học.
“Bố mẹ tôi không hề cản trở nguyện vọng học nghề của tôi, miễn sao tôi tự cảm thấy thoải mái với công việc ḿnh đă chọn và có nguồn thu nhập ổn định. Họ luôn quan tâm và mong muốn tôi có một cuộc sống tốt trong tương lai,“ Lan Anh giải thích về lựa chọn của ḿnh.

Ảnh minh họa. Nguồn: tripadvisor.com.
Bạn đời phải biết chấp nhận nền văn hóa Việt Nam
Các phụ huynh Việt Nam đều ủng hộ con cái trong học tập. Họ chỉ hài ḷng khi con mang về điểm một và hai. Nếu cần, họ sẽ đầu tư cho con học thêm. Điều quan trọng mà bố mẹ Việt Nam muốn con cái hiểu được, đó là việc học vấn luôn phải được các con đặt lên hàng đầu. Và. Cũng chính v́ vậy mà bất kỳ mối quan hệ “trai-gái“ nào ở tuổi mới lớn của các con đều không được chấp nhận. Rồi khi lớn thêm chút nữa, đến lúc các con đă có thể lựa chọn cho ḿnh một người bạn đời, th́ tốt nhất người đó nên là người Việt Nam. Bố mẹ Việt Nam không cấm con cái chọn bạn đời là người Đức, nhưng họ mong đợi rằng chàng rể hoặc nàng dâu này sẽ chấp nhận nền văn hóa châu Á.
Thao Tran Van đă 2 lần về thăm quê hương để t́m hiểu cội nguồn và văn hóa của ḿnh. Sau những chuyến đi, bạn giá này đă thay đổi cách nh́n nhận về cuộc sống nói chung và bạn cảm thấy biết ơn bố mẹ đă mang đến cho bạn một tuổi thơ đẹp, một cuộc sống tốt ở Đức.
“So với Đức th́ đúng là Việt Nam hoàn toàn khác biệt. Lần đầu tiên tôi về Việt Nam chơi là lúc tôi sáu tuổi và mặc dù tô có gặp chút khó khăn về ngôn ngữ, nhưng nói chung tôi cảm thấy khá thú vị,“ Thao cho hay.
Theo Thao, từ điều kiện vệ sinh, tự do đến những cơ hội cho tương lai, ở Đức tất cả đều tốt hơn Việt Nam. Để thích ứng với cuộc sống tại đây, người Việt đă tiếp nhận những ngày lễ tết truyền thống của nước sở tại như lễ Giáng Sinh, Phục Sinh và tết Dương lịch. Ở các gia đ́nh người Việt, họ không chỉ nấu những món ăn dân tộc, mà c̣n có cả các món ăn Đức hay Ư. Họ cũng luôn quan tâm đến đồng hương.
“Có khoảng 15 gia đ́nh sống trong thành phố và mọi người đều quen biết nhau cả,“ Lan Anh nói về cuộc sống của gia đ́nh ḿnh ở Saarburg.
Cả Dao Thi Hai Duyen cũng thường đi chơi, tụ tập với những người bạn Việt Nam, v́ đó là những người bạn từ thời thơ ấu. Nhưng ở trường, bạn của cô tôi đều là người Đức.
“Khi tôi đi làm thêm, tôi tiếp xúc với người Đức. Tôi thấy chúng tôi đang cố gắng hội nhập một cách tốt nhất,“ Duyen chia sẻ.
Tuy đă hội nhập ở Đức, song các bạn trẻ Việt Nam khi được hỏi đều khẳng định rằng bố mẹ các bạn sau này đều muốn quay trở về Việt Nam để sống những năm tháng cuối cùng của cuộc đời.
Nguy Nga – vietinfo.eu
faz.net