Hôm thứ Năm (25/4), Lầu Năm Góc đã trấn an sự nghi ngờ của một nhân viên rằng ông không hoàn toàn tin tưởng vào dự án máy bay tàng hình F-35 JSF trị giá 396 tỷ USD sẽ tránh khỏi các cuộc tấn công mạng.
Văn phòng phụ trách chương trình F-35 của Lầu Năm Góc đã đưa ra một tuyên bố rằng Bộ Quốc phòng “nhận thức đầy đủ các mối đe dọa tấn công mạng và sẽ hành động cụ thể để chống lại nó cho tất cả các hệ thống chiến trường, bao gồm cả F-35”.
Các kỹ sư của Lockheed Martin đang lắp ráp chiếc F-35 tại xưởng của công ty hồi tháng 10/2011.
|
“Chiếc F-35 sẽ không dễ bị tổn thương hơn so với các máy bay tiềm nhiệm hay các sản phẩm ban đầu khác”, Phát ngôn viên Joe Della Vedova nói khi được hỏi về các bình luận của Christopher Bodgan, quản lý chương trình F-35, chiếc máy bay chiến đấu hiện đại nhất hiện nay, được Công ty Lockheed Martin thiết kế và chế tạo.
Bogdan, Trung tướng không quân, từng nói với Tiểu ban Quân vụ của Thượng viện Mỹ rằng ông "không tự tin lắm" về khả năng an ninh được thực hiện bởi các công ty xây dựng máy bay. Bogdan cho biết Lầu Năm Góc và các đối tác quốc tế phải chịu trách nhiệm và đảm bảo an toàn công nghệ trên loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm này.
Hôm thứ Năm, các quan chức quân đội Mỹ và giám đốc điều hành ngành công nghiệp sản xuất máy bay chiến đấu cho biết rằng hệ thống mạng ngành công nghiệp của chính phủ và quốc phòng bị thăm dò và tấn công mỗi ngày, nhưng họ đã không biết về bất kỳ sự cố gần đây cụ thể liên quan đến việc mất dữ liệu về các chương trình F-35. Đây có thể là lý do thúc đẩy ông Christopher Bodgan đưa ra những nhận xét của mình.
Trong phiên điều trần hôm thứ Tư, Trung tướng Charles Davis đã trích dẫn về sự ra mắt gần đây của hai máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc chỉ trong khoảng thời gian 22 tháng là rất đáng quan tâm. Ông cho biết Trung Quốc có thể đã sử dụng dữ liệu từ các mạng máy tính của Mỹ để thiết kế và xây dựng những chiếc máy bay mới này, mặc dù ông cho biết các máy bay Trung Quốc khả năng sẽ không thể so sánh được với những chiếc F-35 và F-22 của Mỹ.
Một mối quan tâm khác đã nổi lên trong những năm gần đây. Trong năm 2012, một nhóm các chuyên gia mạng của Hải quân Mỹ đã thử nghiệm một hệ thống máy tính hậu cần được phát triển cho máy bay F-35, đã có thể đột nhập vào các tập tin phân loại của hệ thống bằng cách nhập vào một phần phân loại trong hệ thống. Và các lỗ hổng này đã được giải quyết ngay sau đó.
Lockheed và các đối tác đã bác bỏ ý kiến của Bogdan. Phát ngôn viên của Lockheed, Michael Rein cho biết công ty này đã thực hiện đầu tư và có những tiến bộ đáng kể trong việc chống lại các cuộc tấn công mạng. "Chúng tôi xem nhiệm vụ này rất quan trọng", ông nói, "chúng tôi đã nhấn mạnh đặc biệt về trí thông minh phân tích, mô tả và dự đoán - một phản ứng điều khiển thông minh để đảm bảo phản ứng nhanh nhẹn với các cuộc tấn công và tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống của chúng tôi.”
Lockheed cho biết hãng thường xuyên giúp khách hàng và nhà cung cấp trong việc đánh giá và tăng cường phòng thủ đối với các cuộc tấn công mạng mà họ vấp phải.
Pratt & Whitney, một đơn vị của United Technologies Corp, xây dựng động cơ cho loại máy bay chiến đấu một chỗ ngồi mới, cũng bác bỏ nhận xét của Bogdan. "Chúng tôi không thảo luận chi tiết về các sáng kiến an ninh mạng của chúng tôi, nhưng chúng tôi có một chiến lược được tiến hành để bảo vệ tài sản trí tuệ và dữ liệu công ty, cũng như thông tin của khách hàng, chống lại các mối đe dọa không gian mạng," phát ngôn viên Matthew Bates nói.
XL / InfoNET