R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Ngoại t́nh sẽ bị “khấu trừ tài sản” khi ly hôn
Khi xử lư hôn, những hành vi đánh đập, ngược đăi, xúc phạmnân phẩm; ngoại t́nh; cờ bạc, rượu chè, gây nợ nần… phải coi là những yếu tố để khấu trừ tài sản của bên phạm lỗi để bảo đảm quyền lợi cho người kia... là góp ư của một số cơ quan, đơn vị đối với việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đ́nh...
 | Ảnh minh họa | Phân chia tài sản luôn là một vấn đề cực kỳ phức tạp trong các cuộc ly hôn. Khi yêu nhau, người ta thường không nghĩ đến việc “đề pḥng” nhau, nhất là để ư đến những chứng cứ về tài sản. Tuy nhiên, khi ly hôn, điều đó sẽ dẫn đến rất nhiều rắc rối. Trên thực tế đă có nhiều trường hợp phức tạp kéo dài nhiều năm mà chưa được giải quyết một cách dứt điểm; việc xác định tài sản chung, riêng rất phức tạp và tranh chấp kéo dài.
Phụ nữ luôn thiệt tḥi trong phân chia tài sản
Chi Loan (Cầu Giấy, Hà Nội) đă rất khổ sở và tuyệt vọng khi có nguy cơ phải ra đi tay trắng sau 20 năm làm vợ hiền, dâu đảm.
Cách đây 20 năm, khi chị về nhà chồng, bố mẹ chồng chị đă cho 2 vợ chồng chị một căn nhà để ở riêng, nhưng không sang tên. Suốt 20 năm qua, chồng chị hầu như chẳng làm ăn ǵ, có đồng lương nào đều đổ vào rượu chè, trong khi chị oằn lưng kiếm tiền nuôi cả chồng lẫn con. Cũng chính v́ thế mà chị chẳng để ra được đồng nào gọi là "pḥng thân".
Thế rồi gần đây, chị phát hiện ra chồng ḿnh có người phụ nữ khác. Đó là một cô gái làm nghề "gội đầu thanh nữ". Khi bị vợ phát hiện, chồng chị không những không hối hận mà c̣n thẳng thừng tuyên bố muốn ly hôn với chị và lấy cô gái kia làm vợ. Quá đau khổ, chỉ cũng chẳng muốn níu kéo. Tuy nhiên, nếu ly hôn, chị sẽ phải ra đi tay trắng, v́ căn nhà vẫn là của bố mẹ chồng chị.
"Nếu không phải nuôi cả chồng lẫn con th́ trong 20 năm qua, với thu nhập của ḿnh, tôi cũng có thể dành dụm để mua được một căn nhà như căn hộ mà chúng tôi đang ở. Tuy nhiên, giờ th́ tôi trắng tay" - chị Loan tuyệt vọng nói.
Trường hợp như của chị Loan không phải là hiếm gặp. Nhận xét sau 12 năm thực hiện Luật Hôn nhân và gia đ́nh năm 2000, nhiều ư kiến cho rằng, Luật quy định chưa rơ ràng về chế độ sở hữu của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng. Luật chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, c̣n các tài sản khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp th́ chưa được đề cập tới, gây khó khăn trong quá tŕnh giải quyết tranh chấp.
Cụ thể, tại Điều 27 Luật hôn nhân gia đ́nh hiện hành quy định “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ, chồng có thỏa thuận là tài sản chung”. Về vấn đề này hiện nay đang c̣n có quan điểm khác nhau và trên thực tế áp dụng c̣n bất cập.
Để xử lư vấn đề tài sản khi ly hôn, hiện có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tài sản mà vợ chồng đang quản lư, sử dụng chung (có trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân) mặc dù do một người đứng tên nhưng không có văn bản thỏa thuận là tài sản riêng th́ đó vẫn là tài sản chung; tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng đă đưa vào khai thác, sử dụng chung là tài sản chung.
Trong khi đó, quan điểm thứ hai cho rằng, tài sản riêng có trước khi kết hôn hoặc tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng (do một người đứng tên) mặc dù được đưa vào khai thác, sử dụng chung nhưng không có văn bản thỏa thuận đưa vào tài sản chung th́ vẫn là tài sản riêng. Hiện nay, khi xảy ra tranh chấp tài sản chung, riêng của vợ, chồng các Ṭa án hầu như vẫn theo quan điểm thứ hai để áp dụng và phân xử.
Tuy nhiên, theo ư kiến của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa th́ việc áp dụng quan điểm không phản ảnh đúng thực trạng xă hội, đặc biệt là gây thiệt tḥi cho phụ nữ khi họ chung sống với gia đ́nh nhà chồng.
“Thực tế hiện nay có những cặp vợ, chồng sống với nhau hàng chục năm nhưng không để ư ǵ đến tài sản chung, riêng, đến khi ly hôn th́ người vợ chịu nhiều thiệt tḥi v́ khi kết hôn mục đích là để xây dựng hạnh phúc gia đ́nh, ít ai để ư đến chuyện phải lập văn bản để nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Mặt khác, có những trường hợp sống chung cùng gia đ́nh nhà chồng nên khi ly hôn người vợ không được xem xét quyền lợi đối với nhà, đất, ngoại trừ công sức đóng góp tôn tạo, sửa chữa. Do đó, việc quy định phải có văn bản thỏa thuận mới được coi là tài sản chung là rất cứng nhắc, chưa phù hợp với thực tiễn. V́ vậy, cần phải có quy định cụ thể để xác định tài sản chung, tài sản riêng cũng như đăng kư quyền sở hữu về tài sản của vợ và chồng.” – Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa nêu ư kiến.
Cùng quan điểm này, UBND thành phố Cần Thơ cũng cho rằng, Luật Hôn nhân và gia đ́nh cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định đầy đủ hơn các tiêu chí làm căn cứ (ngoài tiêu chí căn cứ vào công sức đóng góp vợ, chồng) trong việc phân chia khối tài sản chung của vợ chồng.
Theo đó, Luật Hôn nhân và Gia đ́nh nên hoàn thiện theo hướng là khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ, chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân c̣n tồn tại th́ Ṭa án không những xem xét vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào khối tài sản chung, mà c̣n phải xem xét chi phí cơ hội về thu nhập cao của một nghề nghiệp và thậm chí là có địa vị xă hội khi gắn bó với nghề nghiệp đó, mà người vợ hoặc người chồng đă từ bỏ để ở nhà chăm sóc gia đ́nh, con cái.
Ngoại t́nh và bạo lực: Căn cứ khấu trừ tài sản khi ly hôn
Theo UBND thành phố Cần Thơ, Luật Hôn nhân và Gia đ́nh cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành nên quy định là khi ly hôn, nếu nguyên nhân ly hôn là do hành vi bạo lực gia đ́nh của người chồng (hoặc vợ) th́ cho phép Ṭa án xem đó là một trong những tiêu chí làm căn cứ khấu trừ một phần tài sản riêng của người này, sau khi khối tài sản chung của vợ, chồng được phân chia. Phần tài sản bị khấu trừ sẽ được bồi hoàn cho người vợ hoặc chồng hoặc con là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đ́nh này.
Trong khi đó, UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, trong thực tế, có không ít trường hợp hạnh phúc gia đ́nh đổ vỡ, vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng dẫn đến việc ly hôn xuất phát từ hành động có lỗi của một bên, ví dụ như: một bên có hành vi đánh đập, ngược đăi, hành hạ; xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm; ngoại t́nh; cờ bạc, rượu chè, phá tán tài sản, gây nợ nần… Tuy nhiên, khi ly hôn, bên vi phạm vẫn được ṭa án đối xử b́nh đẳng và họ vẫn được ly hôn, giành quyền nuôi con và c̣n đ̣i chia tài sản. Do đó, đơn vị này đề nghị bổ sung yếu tố xem xét lỗi của các bên khi yêu cầu ly hôn để đảm bảo quyền lợi của người kia.
Tuệ Khanh
|