Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đă gặp các nhà lănh đạo hàng đầu Trung Quốc hôm 13-4 trong một nỗ lực thuyết phục họ tạo áp lực để Triều Tiên ngưng đe dọa chiến tranh và quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân. Trước đó, ông Kerry đă gửi một số thông điệp quan trọng đến Triều Tiên sau các cuộc thảo luận hôm 12-4 ở Seoul với các nhà lănh đạo nước này.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Kerry nói Mỹ sẽ bảo vệ các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản nếu xung đột xảy ra; rằng cộng đồng quốc tế sẽ không bao giờ chấp nhận miền Bắc như một nước có vũ khí hạt nhân; và rằng Washington sẵn sàng nối lại các cuộc thương thảo vốn ngưng trệ từ lâu nếu B́nh Nhưỡng nghiêm chỉnh giải trừ vũ khí hạt nhân.

Ngoại trưởng John Kerry: Cộng đồng quốc tế sẽ không bao giờ chấp nhận Triều Tiên như một nước có vũ khí hạt nhân
Nhưng cánh cửa đi vào các mục tiêu hạt nhân của Triều Tiên và cách Mỹ phản ứng với chúng vẫn không lộ rơ. Hôm thứ năm vừa rồi, Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng Mỹ (DIA) đă rung chuông báo động trong một bản báo cáo có độ tin cậy vừa phải rằng Triều Tiên có thể phóng một tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân. Nhưng ông Kerry và các giới chức khác chỉ đề cập qua loa bản báo cáo v́ tính chất phiến diện, vội vàng của nó.
Trong buổi gặp gỡ các nhà báo, một quan chức cao cấp Mỹ giảm nhẹ mức độ thử tên lửa như đă tuyên bố của Triều Tiên, cho rằng điều đó có thể cho nhà lănh đạo 30 tuổi Kim Jong-un một “lối ra” để giữ thể diện và kéo giảm căng thẳng. Vài giờ sau đó, ông Kerry đă sử dụng một cuộc họp báo để cảnh báo Kim Jong-un không tiếp tục thử hạt nhân trong lúc “t́nh h́nh vốn bất ổn và tiềm tàng nguy hiểm”. Ngoại trưởng Mỹ lưu ư rằng ông Kim “cần hiểu và tôi nghĩ ông ấy có thể hiểu, hậu quả của cuộc xung đột sẽ như thế nào”.
Trong các phát biểu với báo giới, ông John Kerry đ̣i hỏi trách nhiệm hành động đầu tiên của Triều Tiên và dường như ông có ư sẵn sàng để tân tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-Hye, khởi động trước bằng lời kêu gọi đối thoại với miền Bắc. Thế nhưng Trung Quốc, đồng minh lâu năm và là nước bảo trợ chính của Triều Tiên, vẫn có vai tṛ khá lớn đối với bất kỳ diễn tiến nào trên bán đảo và Mỹ muốn nước này phải tạo sức ép nhiều hơn đối với B́nh Nhưỡng. Có những dấu hiệu cho thấy một số quan chức Trung Quốc đang trở nên chán ngấy với cách thức đe dọa của ông Kim và điều đó sẽ cho ông Kerry một cơ hội khi ông đến Bắc Kinh vào ngày 13-4, mang theo một vấn đề tranh luận: Sự ủng hộ của Trung Quốc cho phép Triều Tiên hành động mà không bị trừng phạt!
Trên thực tế, Triều Tiên đặt ra một mối đe dọa hạt nhân trước mắt và trực tiếp hơn Iran. Nhưng cho đến lúc này, chuyến công du của ông Kerry không làm người ta tin rằng chính quyền Obama có một chiến lược được điều nghiên kỹ, có thể mang lại thành công nhiều hơn chiến lược hiện hành vốn thất bại trong việc kiềm chế hoặc chương tŕnh vũ khí hạt nhân hoặc tính hay khiêu khích của B́nh Nhưỡng.
Chưa rơ Trung Quốc sẽ gây áp lực đến mức nào, nhưng dù sao th́ Triều Tiên cũng có thể nhờ đến sự “can gián” của Trung Quốc như một lối ra không đến nỗi khó chịu trong thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay.
CAO TUẤN
Nguoilaodong