Cua đồng sau khi gỡ mai, bóc vỏ yếm được người bán hàng tráng qua một lượt nước rồi cho vào máy xay. Nước lọc cua đục ngầu nhưng thả rau mồng tơi vào ai cũng khen ngon.
Ngày hè nóng nghĩ đến bát canh cua mồng tơi đã thấy thèm. Với 2 lạng cua (18.000 đồng/lạng), các bà, các chị nội trợ đã nấu được nồi canh cua ngọt mát cho gia đình 4 người ăn.
Sợ cua quắp đau, lại nghĩ mất công nên các bà, các chị nhờ người bán hàng gỡ mai, tách yếm và xay cua luôn. Đổ ít nước đục này vào xô cua của khách, người bán hàng dùng đũa quấy thật nhanh và đều cho cua "chóng mặt"...
Sau 2 lượt quấy, cua được bóc mai, gỡ yếm và khều gạch
Thân cua sau khi bóc mai, yếm được tráng qua một lượt nước nữa trước khi xay (ảnh trái). Trong khi đó, một số bà nội trợ có tuổi, cẩn thận chỉ nhờ người bán cua làm đến đây rồi mang về nhà ngâm lượt nữa. Chưa đầy 15 phút, nước đã chuyển sang màu đục.
Ngâm đến lần thứ 2, nước vẫn có màu đục
Đến lần thứ 3, bà nội trợ mới đem giã
Nếu làm cua ở chợ, sau 2 lần rửa "thần tốc" bằng nước đục và 1 lần tráng, thân cua được cho vào máy xay
Thịt cua xay ở chợ có màu nâu thẫm do cua chưa được rửa sạch (ảnh trái). Trong khi đó, cua giã tại nhà có màu sáng hơn nhiều do được rửa nhiều lần
Nước lọc cua của loại xay ngoài hàng (ảnh trái) và loại xay ở nhà khác nhau hoàn toàn
Thèm canh cua nhưng nhìn bát nước lọc cua đục ngầu, có bà nội trợ lại vớt hết phần thịt cua nổi lên khi đun sôi để bỏ đi vì cho rằng bao nhiêu váng bẩn cũng nổi lên theo đó.
Bát canh suông lõng bõng sau khi hớt hết thịt (ảnh trái) và bát canh cua mồng tơi thơm ngon do bà nội trợ tự tay rửa, giã cua.
(Theo Baodatviet)