Chính sách gây hấn của Bắc Kinh ngày càng gây thêm căng thẳng với các nước láng giềng. Một trung tâm nghiên cứu chiến lược của Nhật Bản dự báo Tokyo sẽ tiến gần với Nga để bảo vệ quyền lợi chung trong khu vực.
Theo bản báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Quốc pḥng Nhật Bản được công bố hôm nay 29/03/2013 th́ « Trung Quốc, dựa vào sức mạnh quân sự mỗi ngày mỗi gia tăng, nên đă không ngần ngại có những hành vi có thể gây va chạm với các quốc gia láng giềng ». Cũng như trường hợp Nhật Bản, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc tranh giành lấn chiếm biển đảo và đang lo sợ chính sách bá quyền của ban lănh đạo Hoa lục.
Các chỉ huy quân sự Trung Quốc khởi động cuộc tập trận trên biển Hoa Đông, 19/10/2012.
Riêng đối với Nhật Bản, thái độ lấn áp của Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho Tokyo tiến gần Matxcơva. Trung tâm Nghiên cứu Quốc pḥng Nhật thẩm định, mặc dù chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh dành chuyến công du quốc tế đầu tiên sang Matxcơva, nhưng bên trong mối bang giao giữa Trung Quốc và Nga « phức tạp hơn nhiều » so với h́nh ảnh bên ngoài. Do tổng sản lượng quốc gia của Trung Quốc cao gấp bốn lần Nga, nên giữa hai đại cường này không thể có quan hệ b́nh đẳng. Đó là lư do thúc đẩy Matxcơva t́m cách tiến lại gần với Nhật Bản và Nhật Bản xem đây là một cơ hội tốt. Theo cơ quan nghiên cứu Nhật th́ gần đây, Matxcơva thúc giục Tokyo « tăng cường hợp tác trong lănh vực an ninh, mà đặc biệt là giao thông hàng hải ».
Các hoạt động của hải quân Trung Quốc trên biển khơi và tiến dần lên phía bắc là một yếu tố làm cho Nga t́m hợp tác với Nhật và Hoa Kỳ.
Vào cuối năm 2012, tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng cánh hữu Nhật mới nhậm chức Shinzo Abe thỏa thuận mở lại đàm phán để kư một hiệp định ḥa b́nh hiện c̣n đang bị trở ngại v́ xung khắc tại bốn đảo thuộc quần đảo Kuril mà Nhật Bản gọi là « lănh thổ phương Bắc ». Thủ tướng Shinzo Abe sẽ sang thăm nước Nga trong năm nay 2013.
Dấu hiệu quan hệ Nhật – Nga được hâm nóng xảy ra trong bối cảnh bang giao giữa Tokyo và Bắc Kinh trở nên suy thoái đến mức thấp nhất trong 6 tháng qua. Trung Quốc liên tục đưa tàu hải giám và cả máy bay xâm nhập hải phận, không phận quần đảo Senkaku/Điếu ngư do Nhật quản lư. Tàu chiến Trung Quốc c̣n hướng ra đa tác xạ tên lửa vào tuần dương hạm và trực thăng vơ trang của Nhật.
Chính trong bối cảnh căng thẳng này mà hồi trung tuần tháng Ba, nhân một cuộc họp tại Tokyo, chính phủ Nhật kêu gọi các nước Đông Nam Á cùng với Nhật xây dựng một chính sách an ninh chung và « vững mạnh ».
Hầu hết các quốc gia thành viên Đông Nam Á đều bị Trung Quốc đă lấn chiếm hoặc đang tranh giành lănh thổ và lănh hải.
Một trong những dấu hiệu của t́nh h́nh nóng bỏng hiện nay là Trung Quốc cho biết sẽ tăng ngân sách quân sự thêm 10% trong năm nay. C̣n Nhật Bản lần đầu tiên sau 11 năm, quyết định tăng chi phí quốc pḥng thêm 2%.Theo AFP, tài liệu chính thức đính kèm cho thấy rơ động cơ thúc đẩy Tokyo phải đề cao cảnh giác : ”Chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn các hoạt động của Trung Quốc trên không, trên biển chung quanh nước Nhật kể cả những vụ xâm nhập vào lănh hải và không phận quốc gia”.