TP - Không giống trận mưa đá lịch sử đêm 26/3 rạng sáng 27/3, trận mưa đá khủng khiếp thứ hai rạng sáng 29/3 vẫn trên địa bàn tỉnh miền núi phía bắc Lào Cai hoàn toàn bất ngờ với các nhà dự báo do nguyên nhân h́nh thành có thể hoàn toàn khác. Phỏng vấn ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn (KTTV) Tỉnh Lào Cai.
 |
Những viên đá dồn cục và to bằng ấm trà t́m thấy vào buối sáng 29/3 sau khi mưa đá chấm dứt được bảy tiếng. Ảnh: Đinh Quang Hạnh. |
Trận mưa đá khủng khiếp sáng qua, 29/3, làm ǵ có không khí lạnh về để gây xung đột với không khí nóng và để rồi tạo ḍng thăng đẩy mây lên như cách giải thích của ông sau trận mưa đá rạng sáng 27/3?
Đây thực sự là bất ngờ đối với chúng tôi.
Có bất ngờ với Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương không?
Tôi nghĩ họ cũng bất ngờ. Bản tin dự báo thời tiết của họ cũng chỉ cảnh báo nguy cơ mưa đá khi đợt gió mùa đông bắc mới chuẩn bị về từ 30-31/3 mà thôi. Chứ, cũng như chúng tôi, không thấy họ dự báo ǵ đến khả năng xảy ra trận mưa đá rạng sáng 28/3.
Theo ông v́ sao ngành KTTV lại bất ngờ với trận mưa đá này?
Thời tiết quá phức tạp, không ai có thể lường trước điều ǵ có thể xảy ra. Về cơ chế h́nh thành mưa đá, không có ǵ thay đổi. Tức là bắt buộc phải có một ḍng thăng đẩy mây từ độ cao thấp lên độ cao rất cao so với mặt đất.
Vấn đề là, không có không khí lạnh về và không có xung đột với không khí nóng th́ lấy đâu ra ḍng thăng như anh hỏi để đẩy mây lên cao. Tôi cho rằng rất có thể ở độ cao 6-7 km h́nh thành một rănh áp thấp. Mà trước rănh áp thấp, thông thường, cũng h́nh thành ḍng thăng có tính năng đẩy mây như nói ở trên.
Rănh áp thấp trên cao h́nh thành vào giai đoạn này suy cho kỹ th́ cũng không nằm ngoài quy luật mấy. Chúng thường xuất hiện vào mùa đông và cuối đông. Thế mới có chuyện thời gian gần đây xảy ra mấy trận mưa rào trái mùa giữa mùa đông.
Cám ơn ông
Quốc Dũng
thực hiện
Tienphong