- Đối với các vấn đề về phân giới trên biển, tranh chấp lănh thổ và hoạt động quân sự được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Trung Quốc không thừa nhận vai tṛ của bất kỳ cơ cấu trọng tài quốc tế nào.
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Tờ Dfdaily xuất bản tại Hồng Kông ngày 25/3 dẫn nguồn tin giới truyền thông Philippines cho hay, do Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện đường "lưỡi ḅ" phi pháp ra Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Chủ tịch Ṭa án Liên Hợp Quốc về Luật Biển đă bổ nhiệm thẩm phán Stanislaw Pawlak người Ba Lan làm đại diện cho phía Trung Quốc trong vụ kiện này.
Đồng thời, Chủ tịch Ṭa án Liên Hợp Quốc về Luật Biển cũng quyết định bổ nhiệm thẩm phán Rudy Wolfrum đại diện cho Philippines. Trong ṿng 30 ngày tới, 3 thẩm phán c̣n lại trong Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển 5 thành viên sẽ được thành lập và bắt đầu quá tŕnh thụ lư vụ kiện của Manila.
Ngày 19/2, Mă Khắc Khanh, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines đă gặp quan chức Bộ Ngoại giao nước sở tại thông báo Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện này. Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định, bất luận Trung Quốc có tham gia hay không th́ vụ kiện vẫn được tiếp tục.
Nhiều nhà quan sát cho rằng khi Trung Quốc không tham gia vụ kiện, quá tŕnh xử lư tranh chấp của Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển có thể kéo dài mất vài năm. Quan trọng hơn, dù phán quyết có được đưa ra cũng khó có thể thi hành khi Bắc Kinh nhất quyết cự tuyệt.
Bản tin trên tờ Dfdaily cho rằng, ngay từ năm 2006 Trung Quốc đă nộp bản thông báo lên Tổng thư kư Liên Hợp Quốc khẳng định, đối với các vấn đề về phân giới trên biển, tranh chấp lănh thổ và hoạt động quân sự được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Trung Quốc không thừa nhận vai tṛ của bất kỳ cơ cấu trọng tài quốc tế nào được quy định trong Khoản 2 Điều 15 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục lên tiếng khẳng định rằng Bắc Kinh có "đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lư" chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc trên Biển Đông với đường lưỡi ḅ (phi pháp - PV), nhưng nhất quyết từ chối tham gia bất kỳ tổ chức trọng tài quốc tế nào.
Hiện tại, Trung Quốc vẫn khăng khăng đ̣i đàm phán tay đôi với các bên tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) hiện có 5 nước, 6 bên tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ (Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan).
theo gd