Chu Nguyễn
Một khách sạn cũ xây dựng gần một thế kỷ ở trung tâm Los Angeles, trước đây đă nổi danh là nơi có hai sát thủ giết người hàng chuỗi từng tạm trú và cũng là vị trí nhiều kẻ chán đời t́m cái chết, bỗng nhiên lại nổi tiếng như cồn sau vụ mất tích kỳ lạ của một cô gái Canada gốc Hoa. Tiếp đó là một vụ kiện của khách trọ về nguồn nước sử dụng ở bồn chứa, nơi t́m thấy xác nạn nhân mất tích gần 18 ngày! Cho dù mai đây mọi việc sẽ đâu vào đấy sau vụ điều tra về nguyên nhân tử vong của nạn nhân và khi vụ kiện đ̣i bồi thường được dàn xếp thỏa đáng, nhưng trong thâm tâm
khách du lịch khó tránh khỏi nỗi kinh hoàng khi bước chân vào một khách sạn có lịch sử hắc ám.
Nguồn tin ngày 01 tháng 03, 2013 cho biết một vụ kiện tập thể (class-action) vừa đệ đơn tại ṭa thượng thẩm L.A., do ông bà Gloria Cott và Steven Cott đứng đơn. Cặp vợ chồng này, đại diện cho khách trọ của một khách sạn ở Los Angeles, thưa khách sạn về tội cung cấp nguồn nước “mất vệ sinh” cho người trú ngụ tại đó trong thời gian một sinh viên Canada mất tích và sau đó t́m thấy thi thể ở trong một bồn nước cung cấp nước cho khách sạn.
Theo tờ San Francisco Chronicle cho biết trong đơn kiện, ông bà Cott kể lại vào ngày 12 tháng 02, 2013 có tới khách sạn Cecil ở Los để thuê pḥng với giá 150 Mỹ kim cho hai đêm. Khách sạn tuy cũ nhưng c̣n bề thế và khách trọ được bảo đảm có nguồn nước sạch để uống và vệ sinh. Nhưng trong thực tế khác hẳn, ông bà Cott khiếu nại thay v́ khách sạn cung cấp nguồn nước uống trong sạch th́ lại cho người trọ uống một loại nước đă bị ô nhiễm v́ thây người ngâm lâu trong bồn nước.
Mặc dù giới hữu trách vệ sinh công cộng đă xét nghiệm loại nước bị khiếu nại nhưng không t́m thấy có vi trùng tác hại nào, có lẽ trong nước có nồng độ chlorine cao từ nguồn nước máy của thành phố nên đă sát trùng và giữ cho thi thể nạn nhân khỏi thối rữa. Tuy nhiên, khách trọ mỗi khi nghĩ tới cái chết của nạn nhân và nước họ đă dùng, nào tắm gội, nào đánh răng và uống trong thời gian trú ngụ tại Cecil th́ không khỏi rùng ḿnh, nôn nao trong dạ và áy náy không yên. Nạn nhân là ai và sao lại chết trong bồn nước ở thượng tầng của Cecil Hotel?
Cái chết của Elisa Lam
Elisa Lam, 21 tuổi, là một cô gái gốc Hoa, ở Vancouver. Lam tên thực là Trần Khiết Lâm, đương là sinh viên của đại học British Columbia vào ngày 26-01 rời Vancouver một ḿnh sang Mỹ du lịch và địa điểm cô tới là Los Angeles. Được biết cô gái di chuyển bằng phương tiện vận tải công cộng và trọ tại khách sạn hai sao Cecil, một khách sạn được xây từ những năm thập niên 1920 khá rộng, có tới 600 pḥng nhưng v́ quá cũ kỹ lại ở gần Skid Row, một khu thiếu an ninh của Los nên vắng khách sang và khó tránh được xuống cấp. Mặc dù Cecil đă trùng tu vài lần nhưng chỉ canh tân ở một vài tầng dùng làm khách sạn (hotel), c̣n đại bộ phận th́ biến thành lữ quán (hostel) cho giới b́nh dân thuê dài hạn.
Giới thân cận của Lam cho biết, cô nữ sinh viên năm đầu này thực hiện chuyến đi với mục đích t́m nắng ấm và có ư định sẽ tới Santa Cruz, ở cách Los Angeles 560 km về hướng bắc. Thế rồi bỗng nhiên Lam bặt tin không liên lạc với thân thích và bạn bè, một hành động xem như bất thường. Sao vậy?
Điều này làm nhiều người thân quen thắc mắc và lo âu.
Tin Lam mất tích khiến cảnh sát vào cuộc t́m bóng h́nh của cô gái mảnh dẻ có nụ cười rất tươi từng ghi vào tâm trí bạn bè nhiều kỷ niệm đẹp. Sau mấy tuần t́m kiếm từ khách sạn tới vùng ven, nơi trật tự xă hội có vấn đề nhưng không thấy dấu vết của cô ngoài một vài h́nh ảnh coi của cô ở khách sạn. Trong một đoạn băng do camera của khách sạn thu lại, người ta thấy cô đứng trước cửa thang máy, chạy vào bấm số chuẩn bị cho thang di chuyển, rồi ngó đầu ra nh́n chung quanh như t́m kiếm hay chờ đợi ai. Hành động kỳ lạ của Lam và cũng là bóng h́nh cuối cùng mà người ta ghi nhận về cô, khiến nhiều người tin rằng Lam có tâm hồn bất ổn hoặc đang trốn tránh một kẻ nguy hiểm nào đó. Phải chăng cô đă gặp nguy hiểm?
Dư luận chú ư tới Cecil Hotel và t́m hiểu khách sạn này.
Cecil Hotel trên đường Main Street ở trong khu vực trung tâm đô thị, nơi phô bày hai sắc thái đối nghịch, giữa hướng canh tân và văn minh, với thực tế chung quanh t́nh trạng thất nghiệp đông đảo và tệ nạn xă hội không hiếm. Khách sạn ở đây giá rẻ v́ chỉ cần từ 45 tới 65 Mỹ kim là qua đêm.
Cecil vốn nổi tiếng là nơi từng có nhiều sát thủ trú ngụ. Mấy ai quên tên giết người hàng chuỗi Richard Ramirez. Ramirez đă từng trọ ở đây và mở cuộc bạo hành, gieo rắc tội ác trong vùng California và nổi tiếng là Night Stalker (Kẻ ŕnh rập ban đêm).
Được biết, Ramirez, sinh năm 1960, tại Texas, là một trong những tay giết người, hăm hiếp tàn bạo nhất trong lịch sử tội ác ở Mỹ. Chỉ kể những tội trạng mà cảnh sát biết được về hắn đă có tới trên 14 nạn nhân dù chỉ trong chưa đầy hai năm gây gió tanh mưa máu từ 1984 (giết bé Mei Leung, 9 tuổi) tới 1985 (giết một người nam và hăm hiếp bạn gái của nạn nhân) rồi bị bắt và bị kết án tử h́nh.
Nguồn tin báo địa phương cho biết Ramirez trọ tại Cecil vào năm 1985 và ở tầng trên cùng và trả giá 14 Mỹ kim một đêm. Ở một khách sạn đầy người tạm trú nên chẳng ai chú ư tới hắn. Đêm tới hắn đi ŕnh rập kẻ sơ ư và ra tay hăm hiếp và sát hại. Gần sáng hắn theo lối sau về pḥng cởi quần áo đẫm máu vứt vào thùng rác và trở thành người lương thiện khi ánh dương xuất hiện.
Một sát thủ khác là Jack Unterweger, từng bị kết tội giết 9 gái mại dâm ở Âu châu và Mỹ. Unterweger gốc Áo trong vai nhà báo cũng từng trú ở đây khi gây tội ác. Tên này phạm tội từ lúc c̣n trẻ nhưng hắn thông minh và có tài văn chương nên được luật pháp Áo “giơ cao đánh khẽ” và tạo dịp cho hắn dịp hoàn lương nên có lúc nổi tiếng là một phóng viên có nhiệt tâm và một nhà thơ có tài. Nhưng chứng nào tật ấy hắn tiếp tục tàn sát những cô gái bán phấn buôn hương và ngay cả lúc sang Mỹ và trọ tại Cecil cũng không quên gây thêm tội lỗi. Unterweger, bị bắt giải về Áo để ra ṭa vào năm 1992 nhưng tự tử tại nhà giam vào 1994. Theo luật Áo v́ Unterweger chưa bị kết án nên vẫn được coi là vô tội dù hắn gây ra hàng loạt tội ác với trên dưới 15 vụ thảm sát.
Không những có sát thủ lai văng, Cecil có lúc trở thành nơi người chán sống t́m sang thế giới bên kia.
Cái chết được báo chí nhắc tới nhiều xảy ra vào 1954, khi Helen Gurnee nhảy từ tầng 7 xuống đất và vướng vào ṿm trước của khách sạn. 1962, dư luận sôi nổi về việc Julia Moore từ lầu 8 nhảy xuống. Cũng năm này, Pauline Otton, 27, từ lầu 9 buông ḿnh và rơi trúng đầu một người đi đường là George Gianinni, 65, nên cả hai cùng chết tan thây. Ở đây c̣n có vụ sát hại dă man Osgood, một người có ḷng thương xót loài vật thường cho chim bồ câu ăn ở công viên gần đó nên được người quen gọi một cách thân mật là “Pigeon Goldie” Osgood. Vụ án tới nay không t́m ra thủ phạm.
Cũng v́ Cecil khó tránh tiếng tăm là nơi những kẻ nguy hiểm từng trú ngụ nên vụ mất tích của Elisa Lam khiến cảnh sát nghi ngờ là một vụ bắt cóc và thủ tiêu. Nhưng dù vào cuộc t́m kiếm và điều tra ráo riết, giới hữu trách Los không t́m thấy chứng cớ nào cô sinh viên năm đầu của B.C. đă bị giết hay biến mất.
Cứ thế thời gian trôi, một tuần, hai tuần và bước sang tuần thứ ba th́ có manh mối của Elisa Lam khi một số người trọ than phiền là nước cung cấp cho nhiều pḥng ở t́nh trạng nhỏ giọt. Ban quản lư khách sạn bèn cho nhân viên lên nóc khách sạn nơi thiết trị hệ thống bồn cung cấp nước cho toàn khách sạn để kiểm tra kỹ thuật.
Nào ngờ nhân viên kiểm tra vào ngày 19 tháng 02, đă phát giác ra lư do khiến một bồn nước bị nghẹt: Một xác người đă ph́nh ra do ngâm nước lâu ngày, làm cho tắc ống thông!
Kinh hoàng gieo vào đầu ban quản lư và khách trọ v́ những bồn nước này dùng để nấu nướng, rửa ráy và để uống cho toàn khách sạn. Tại sao có kẻ chết trong một bồn nước chứa chừng ba phần tư nước? Một câu hỏi đặt ra mà không có câu trả lời.
Trước hết bồn nước ở vị trí trên nền xi măng cao nhất khách sạn và ở vị trí cao hơn mái tới hơn 3 mét. Muốn lên tới mái nhà phải dùng thang, qua cửa thường khóa chặt và có hệ thống báo động. Muốn leo lên bồn nước cũng phải dùng thang nhỏ. Miệng bồn đóng kín và chỉ có thể lọt vào bồn bằng một khe hẹp. Có ai nhét xác chết vào đây hay kẻ chán đời đă chui qua khe hẹp để vào bồn nước? Một việc khó xảy ra!
Cảnh sát không loại trừ đây là một vụ án mạng và t́m cách lấy xác chết ra để nhận diện. Công việc vô cùng khó khăn, chỉ c̣n cách khoét một lỗ hổng ở thân bồn để lấy tử thi ra.
Tử thi được mang về nhà xác Los để pháp y xét nghiệm t́m lư lịch nạn nhân và nguyên nhân tử vong. Bước đầu kết luận, căn cứ vào quần áo và trang sức, người chết chính là Elisa Lam bị mất tích trước đó ba tuần. Cho tới cuối tháng Hai 2013, giới hữu trách cho biết không có dấu vết nào chứng tỏ nạn nhân bị sát hại. Tuy nhiên c̣n chờ đợi kết quả xét nghiệm về độc chất mới có thể kết luận về nguyên nhân tử vong của Elisa Lam. Cho đến nay những câu hỏi chỉ được đáp lại bằng giả thuyết trên báo chí tiếng Hoa ở Lục địa và ở Canada.
TB