Ngày đầu tiên về nhà chồng, chị Nhiên - con dâu út của ông bà Nguyễn Văn Giáo - hẹn đồng hồ dậy từ sớm, dặn ḷng để lo cơm nước cho cả nhà. Nhưng chị bất ngờ khi thấy các chị dâu c̣n dậy sớm hơn ḿnh và mọi thứ đă được các chị làm tinh tươm.
Gia đ́nh ông Giáo đang quây quần làm bữa cơm chiều. Ảnh: Diệu Hương.
Thấy em dâu ngượng ngập, các chị dâu cười bảo: “Không sao đâu em, dần dần sẽ quen thôi. Sống với nhà chồng nhưng cứ thoải mái nhé”.
Dạy các nàng dâu biết chia sẻ
Gia đ́nh ông Giáo không chỉ nổi tiếng về cách sống chung, ăn chung, tiêu tiền chung mà c̣n nổi tiếng là gia đ́nh ḥa thuận. Ông bà Giáo hiểu rơ hơn ai hết mối quan hệ giữa các chị em dâu vốn “khác máu tanh ḷng”. V́ vậy, để dung hoà mối quan hệ giữa 5 nàng dâu, ngoài việc cư xử theo nguyên tắc dân chủ, tránh t́nh trạng "bên trọng bên khinh" ông bà c̣n dạy các nàng dâu phải biết chia sẻ, yêu thương, nhường nhịn nhau ngay khi mới về nhà chồng. Ông bà không bao giờ nghiêng bên này để trách bên kia hay v́ bênh vực dâu này mà làm tổn thương dâu khác...
Ông Giáo nói: “Là một gia đ́nh truyền thống, nhiều thế hệ sống chung với nhau, chỉ ổn định về kinh tế th́ chưa đủ. Quan hệ trong gia đ́nh nhiều thế hệ rất phức tạp, nhất là giữa mẹ chồng - con dâu hay chị em dâu không khéo sẽ xảy ra xung đột. Người trụ cột phải cầm cân nẩy mực sao cho thật công bằng, khéo léo đồng thời phải luôn gương mẫu cho con cháu noi theo”.
Các con dâu của ông bà Giáo đều là người ở cùng xóm. Dù “quen mặt” nhưng khi về làm dâu đều được ông bà dạy bảo từng ly từng tư, từ cách cầm cái búa như thế nào cho chắc tay rồi vun đất trồng rau ra sao để luống thẳng hàng đẹp mắt… Ông Giáo phân công các công việc cho các con dâu một cách công bằng, biết chia sẻ. Hàng ngày các em dâu đi làm ở xưởng mộc, bán hàng, cô con dâu trưởng Tạ Thị Hoa (46 tuổi) được ông bà giao đảm nhiệm việc nội trợ. Về làm dâu từ năm 1987 nhưng chị Hoa không hề kêu ca, phàn nàn, bởi theo chị được chăm sóc cho cả gia đ́nh là niềm vui, niềm hạnh phúc.
Nhớ lại ngày đầu về làm dâu, chị Hoa kể: “Biết cách sống của gia đ́nh nhà chồng từ lâu nên mới về làm dâu tôi cũng lo lắng lắm. Nhiều người bảo lấy chồng nhà đông anh em trai, bố mẹ chồng lại sống theo nề nếp sẽ khó khăn, tôi cũng sợ. Nhưng sự lo lắng dần dần bị đẩy lùi khi ḿnh dần làm quen với cuộc sống gia đ́nh. Bố mẹ chồng không khắt khe mà rất khôn khéo trong việc uốn nắn các nàng dâu mới đi theo nếp nhà”.
Mọi thứ ông bà Giáo rất công bằng. Nhà con trưởng có ti vi, xe máy th́ nhà các chú, các cô cũng phải có đủ những thứ ấy. Bọn trẻ th́ tùy theo cấp học mà được chu cấp số tiền khác nhau. Ông bà luôn mở ḷng ḿnh, chia sẻ mọi chuyện với các nàng dâu nên các chị em dâu cũng dễ bày tỏ ư kiến của ḿnh về những việc trong nhà... Có lẽ v́ ông bà rơ ràng ngay từ đầu như vậy mà con dâu sống chung với nhau được thoải mái. Họ cũng chẳng nghĩ đến chuyện tách hộ.
Ngồi bên cạnh, chị Đào Thị Lân - con dâu thứ 4 kể: “Lúc đầu tôi về làm dâu, diện tích 2.500m2 đất để dựng lên 5 ngôi biệt thự khang trang như hiện nay chỉ là vùng đất trũng. Ngày nào cũng vậy, 4h sáng cả gia đ́nh phải thức dậy. Chị cả lo việc nấu ăn sáng cho cả gia đ́nh, những người c̣n lại th́ lao vào công việc lấp đất xây nhà. Bố mẹ chồng chăm chỉ, ḿnh làm con dâu cũng không dám lười biếng. Chị dâu trưởng không nề hà việc ǵ, hễ thấy chén bẩn, nồi chưa sạch là tự khắc rửa, các chị em dâu cứ theo đó mà làm, mỗi người một việc. Có những hôm đă quá trưa, trời nắng chang chang mấy chị em mệt lử cả người nhưng thấy bố và các anh vẫn đang miệt mài làm việc nên cũng phải gắng gượng làm tiếp”.
Dù khó khăn, vất vả vậy nhưng những người con dâu của ông bà Giáo chưa bao giờ có một lời trách móc bố mẹ khắt khe bởi hơn ai hết mỗi người đều ư thức được rằng công việc họ đang làm là cho chính bản thân ḿnh. Mấy chị em dâu cứ nh́n nhau làm, hỗ trợ lẫn nhau, không “mặt nặng mày nhẹ” với nhau bao giờ. “Mấy chị em dâu cùng tuổi, cùng tính cách nên cũng dễ chia sẻ. Người ngoài c̣n bảo mấy chị em dâu mà cứ như chị em gái, từ sở thích ăn uống đến cách ăn mặc cũng giống nhau. Ngày trước c̣n không có máy giặt, quần áo của cả nhà nhiều, nhưng các chị em dâu không ai bảo ai cứ ai về nhà trước th́ giặt trước”, chị Hoa chia sẻ.
“Không bao giờ nghĩ chuyện ở riêng nữa”
Ngày mới lấy anh Nguyễn Văn Trà, chị Đỗ Thị Nhiên – con dâu út của ông Nguyễn Văn Giáo cũng giận dỗi với chồng chỉ v́ anh bảo về sống cùng bố mẹ. Chị tâm sự: “Ở gia đ́nh nhà chồng nhiều thế hệ mới đầu ḿnh sợ lắm. Nhà chồng lúc đó chật, các anh chị ở cùng nhà, về lâu dài làm sao tránh được chuyện này, chuyện kia. Chồng bảo về ở với bố mẹ 1 năm rồi ra riêng, nên ḿnh cũng lưỡng lự đồng ư”.
Ngày đầu tiên về ở chung cùng nhà chồng, chị Nhiên cũng hẹn đồng hồ dậy từ sớm, dặn ḷng để lo cơm nước cho cả nhà. Nhưng bất ngờ các chị dâu c̣n dậy sớm hơn và mọi thứ đă được các chị làm tinh tươm. Thấy em dâu ngượng ngập v́ dậy muộn hơn, các chị dâu không tị nạnh mà cười bảo: “Không sao đâu em, dần dần sẽ quen thôi. Sống với nhà chồng nhưng cứ thoải mái nhé”.
Đến lúc sinh con, chị Nhiên càng thấy giá trị của cuộc sống đại gia đ́nh, bởi sự vất vả đă được san sẻ đi rất nhiều. Em bé được cả nhà cùng chăm sóc, đông người nên vắng người này lại có người kia trợ giúp thành ra có em bé nhưng nhà không bao giờ phải nhờ đến người giúp việc. Mọi thứ đều do chị em dâu chăm sóc tận t́nh, người sinh con không phải làm việc ǵ cho đến khi khỏe hẳn. T́nh cảm giữa các thành viên cũng bền chặt hơn, có điều kiện quan tâm đến nhau hàng ngày.
Tới giờ cũng đă gần 20 năm làm dâu nhà ông Giáo, chị Nhiên không nghĩ đến chuyện ra ở riêng nữa. “Bây giờ, ḿnh cảm thấy tự hào khi sống trong gia đ́nh nhà chồng. Chồng có bảo chuyển ra ở riêng cho thoải mái ḿnh cũng không đi đâu. Ở đây, hai đứa con của ḿnh được ông bà, các bác dạy dỗ chăm sóc hơn cả bố mẹ. Gia đ́nh quây quần đông vui quen rồi, giờ ra ngoài chắc lại khó sống”, chị Nhiên chia sẻ.
Theo DânTrí