Việc phải trả tiền các khoản tài trợ cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu cựu Tổng thống đang khiến cho người nộp thuế phải chi ra đến 2 triệu euro mỗi năm và người kế nhiệm của ông Nicolas Sarkozy đang đẩy chính phủ Pháp vào một sự thu hẹp ngân sách chưa từng có.
Nicolas Sarkozy, Jacques Chirac và Valery Giscard d’Estaining - 3 vị cựu tổng thống Pháp được hưởng quyền lợi giống như những người đồng cấp Mỹ của ḿnh, tức là có một văn pḥng với nhân viên, một sự đảm bảo an ninh trọn đời với toàn bộ chi phí do chính phủ chi trả. Tuy nhiên, không giống như Mỹ - nơi các đặc quyền của cựu tổng thống bị hạn chế bởi “Luật Cựu Tổng thống” – nước Pháp không có luật giới hạn hay xem xét các lợi ích của cựu tổng thống.
“Có vẻ như chính phủ không thể để quốc hội tự điều chỉnh các chi phí dành cho một cựu tổng thống”, ông Rene Dosiere, một nhà lập pháp có mối quan hệ với Đảng Xă hội chủ nghĩa cầm quyền chuyên về Tài chính nhà nước, “Không có ngân sách cho việc đó. Ước tính của tôi, mỗi năm một cựu tổng thống chi tiêu khoảng 1,5 – 2 triệu euro. Ông Sarkozy dường như có một đội ngũ nhân viên lớn hơn, và khoản chi tiêu dành cho ông có thể vượt qua cả mức 2 triệu euro mỗi năm”.
Việc Tổng thống Francois Hollande đề nghị thông qua một chính sách thắt chặt chi tiêu nhằm thực hiện yêu cầu của Ủy ban châu Âu về kỷ luật tài chính đă đặt từng đồng tiền lương dưới sự giám sát chặt chẽ. Chi phí của các cựu tổng thống không phải là quá lớn so với khoảng 5 tỷ euro mà ông Hollande buộc phải cắt giảm trong năm nay, tránh cho nền kinh tế lớn thứ hai của châu Âu khỏi bờ vực của một cuộc suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong ṿng 13 năm qua. Tuy nhiên, bất măn xă hội đă đặt mọi khoản chi tiêu phúc lợi dưới kính hiển vi.
“Khổ hạnh sẽ không đến với các cựu tổng thống”, ông Philippe Braud, một giáo sư Viện Khoa học Chính trị Paris nhận định, “Nó sẽ bị coi là keo kiệt nếu tổng thống đương nhiệm ‘săm soi’ vào lối sống của người tiền nhiệm”.
Tổng thống Hollande đang phải vật lộn để giữ mức thâm hụt ngân sách mà Ủy ban châu Âu cho là ở mức 3,7% GDP nước này trong năm nay, nhiều hơn so với mức mà Pháp đă cam kết là 3%. Ông Hollande đang thúc đẩy thông qua một loạt các sửa chữa lớn không phổ biến, bao gồm cả việc tinh giảm một hệ thống lương hưu rộng răi quá mức và nội quy lao động linh hoạt hơn. Bước đi này đang làm cho đương kim tổng thống Pháp không được ḷng dân nhất trong hơn 30 năm qua. Tệ hơn nữa, một phần lớn (53%) số người được hỏi trong một cuộc thăm ḍ của Ifop cho rằng người như ông Sarkozy vẫn có thể làm được một công việc khác tốt hơn.
Ông Sarkozy, tổng thống Pháp đầu tiên không thể tái đắc cử trong hơn 30 năm, nổi tiếng với phong cách cá nhân “sành điệu” với h́nh ảnh sử dụng kính mát đắt tiền của hăng Ray-Ban và những ngày lễ trên du thuyền của những người bạn giàu có. Ông hiện có 300 m2 văn pḥng cách cung điện Elysee chỉ nửa dặm và nhà nước Pháp phải chi trả phí thuê hàng năm cho văn pḥng này là 180.000 euro.
Văn pḥng của ông Sarkozy có 8 người, bao gồm cả chị gái của người vợ nổi tiếng Carla Bruni, Consuelo Remmert. Khoản tiền để trả cho việc chăm sóc xe của cựu Tổng thống, tiền thuê văn pḥng và lương nhân viên cũng như tiền thưởng khoảng 1,7 triệu euro mỗi năm, số liệu MP Dosiere cho biết, chưa kể đến các chi phí du lịch, bưu chính, vật tư khác.
Theo một báo cáo của Kiểm toán Nhà nước Pháp năm 2010, chi phí hàng năm của một nhân viên an ninh cho cựu Tổng thống là 71.879 euro, không bao gồm tiền thưởng. Ông Sarkozy có 10 nhân viên an ninh, bao gồm cả 2 tài xế, các vệ sỹ cho riêng ông, vợ và con gái của ông.
Tại Mỹ, 4 cựu Tổng thống c̣n sống là Jimmy Carter, George HW Bush, Bill Clinton và George W. Bush tiêu tốn ngân sách quốc gia khoảng 3,8 triệu USD năm ( gần 3 triệu euro), không bao gồm an ninh và sức khỏe.
Cựu Tổng thống Sarkozy từng hứa sẽ rời khỏi chính trường nước Pháp sau khi thất bại ở cuộc đua tranh cử 2012 một thời gian. Ông nói với tờ báo Le Monde rằng “Tôi muốn kiếm tiền”, một nhận xét hiếm hoi ở một quốc gia có mối quan hệ phức tạp với sự giàu có và các tổng thống không bao giờ nói về việc làm giàu. Ông từ chối trả lời tờ báo này về việc ông được đề nghị đứng đầu một quỹ tài chính trị giá 500 triệu USD từ Cơ quan Đầu tư Qatar dành cho đầu tư ở Brazil, Tây Ban Nha và Morocco.
Vị cựu tổng thống đang bước tiếp con đường đúng với xu hướng toàn cầu giống như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair hay cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ông đă cung cấp những buổi nói chuyện về chủ đề kinh tế và toàn cầu ở Mỹ, Qatar, Abu Dhadi, Thụy Sĩ và Brazil.
Người ta đồn đoán mỗi buổi nói chuyện đó đưa về cho ông 100.000 euro, tuy nhiên, văn pḥng của ông từ chối xác nhận con số này.
“Sự lựa chọn của Sarkozy sẽ thiết lập một tiền lệ về những ǵ mà một cựu tổng thống được và không được thực hiện”, Giáo sư khoa học chính trị Braud nói, “Ông ấy phải làm một phép phân tích chi phí – lợi ích trong lối sống của ḿnh để kiếm tiền. C̣n sự tương thích trở lại trên sân khấu chính trị? Ư kiến của công chúng Pháp sẽ là họ thích một chính trị gia giả vờ khinh tiền”.
Infonet