BUENOS AIRES, Argentina (AP) - Một phụ nữ Argentina, từng là hàng xóm của người sau này trở thành chủ chăn của Giáo Hội Công Giáo thế giới, kể lại rằng bà từng có một thời kỳ ngắn ngủi có được sự tŕu mến của ngài, khi họ mới cùng 12 tuổi.
H́nh do gia đ́nh cung cấp cho thấy Jorge Mario Bergoglio khi c̣n là một thiếu niên ở Buenos Aires, Argentina. Hôm 13 Tháng Ba, người thiếu niên Bergoglio năm xưa được chọn làm Giáo Hoàng, khiến ngài trở thành người đầu tiên ở vùng Nam Mỹ trở thành nhà lănh đạo Vatican. (H́nh: AP/Bergoglio Family)
Cụ bà Amalia Damonte, 76 tuổi, vẫn c̣n sống trong ngôi nhà ở Flores, thuộc vùng phụ cận của Buenos Aires. Nhà bà chỉ cách căn nhà thời niên thiếu của Đức Giáo Hoàng tương lai bốn căn.
Cụ Damonte cho biết, ngay từ đầu cụ đă hiểu rơ ngài muốn dâng hiến cuộc đời cho Chúa. Cụ kể rằng cụ đặc biệt nhớ măi một lá thư viết tay ngài để lại cho cụ v́ hồi đó lá thư này mang lại cho cụ biết bao rắc rối.
Cụ tiếp: “Tôi c̣n nhớ rất rơ lần đó ngài kéo tôi vào trong một căn nhà nhỏ màu trắng có mái đỏ, và nói ‘Anh sẽ mua nhà này khi chúng ta lấy nhau.’”
“Và ngài có ư nói thêm 'nếu không lấy được em, anh sẽ đi tu để trở thành linh mục,'” cụ Damonte nói tiếp.
Truyền thông Argentina có được một ngày sôi nổi với những hồi ức của cụ Damonte, họ c̣n gọi cụ là “bạn gái” của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, cụ khẳng định: “Đây chỉ là chuyện trẻ con, không hơn không kém.”
Cha mẹ cụ nổi giận khi khám phá lá thư. Cụ kể: “Mẹ tôi quyết cắt đứt quan hệ t́nh cảm giữa chúng tôi. Bà đi thẳng đến trường và nói: ‘Vậy là con thư từ với trai phải không?!’’” Sau đó, cha mẹ cụ làm đủ mọi cách để không bao giờ hai người có thể được gần nhau.
Gia đ́nh ḍng họ Bergoglio dọn khỏi đường Membrillar cách đây mấy thập niên. Cụ Damonte cũng dọn đi xa, rồi lấy chồng và có một mái ấm gia đ́nh.
Tân Giáo Hoàng trong 48 giờ đầu tiên
Tân Giáo Hoàng Francis gặp vị chủ chăn tiền nhiệm hôm Thứ Sáu tại cung điện Mùa Hè Castel Gandolfo, nơi Đức Giáo Hoàng Danh Dự Benedict 16 tạm trú trong khi tư thất vĩnh viễn của ngài ở Vatican đang được tân trang. Như vậy, Đức Giáo Hoàng Francis trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử hiện đại gặp gỡ với người tiền nhiệm, theo tin của NBC News.
Những ǵ hai người thảo luận không ai biết được, và cuộc gặp gỡ có tính cách riêng tư, không có nghi lễ chuyển giao quyền lực hay là một cuộc diện kiến chính thức.
Nghị tŕnh hàng đầu sẽ là trọng trách to lớn mà vị tân Giáo Hoàng sẽ phải đối phó. Vụ tai tiếng xâm phạm t́nh dục, sự phân hóa trong hàng giáo phẩm của giáo hội, và sự minh bạch trong việc giao dịch tiền bạc ở ngân hàng của Vatican, là vài trong nhiều vấn đề, vốn có thể là ngoài tầm giải quyết của một vị Giáo Hoàng sức khỏe kém như Benedict 16.
Cũng hôm Thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng Francis ngỏ lời cảm ơn các hồng y đă bỏ phiếu chọn ngài làm người kế vị Đức Giáo Hoàng Benedict 16. Cũng hôm Thứ Sáu, ngài bị trượt chân và mất thăng bằng nhưng không té, khi tiếp Hồng Y Angelo Sodano, viện trưởng Hồng Y Học Viện, khi mới bắt đầu buổi triều kiến. Đưa ra lời nhận xét trước các hồng y, ngài nói, phân nửa các vị trong pḥng đều cao tuổi cả và ngài nhắc nhở họ nên truyền thụ kinh nghiệm lại cho giới trẻ. Ngài nói: “Cũng như rượu càng để lâu càng ngon. Chúng ta hăy truyền lại cho người trẻ những trí tuệ của cuộc đời.”
Lần đầu tiên từ lúc Đức Giáo Hoàng Francis được bầu cách đây hai ngày, Vatican hôm Thứ Sáu chính thức lên tiếng bênh vực ngài về những tố cáo có từ cách đây nhiều thập niên, liên hệ đến cuộc chiến mệnh danh là “Cuộc Chiến Bẩn Thỉu” ở Argentina. Bấy giờ, ngài đang là chức sắc cao cấp của Ḍng Tên, nên bị cáo buộc, dù biết rơ nhân quyền trong nước bị vi phạm nghiêm trọng, nhưng đă không phản ứng đủ mạnh để ngăn chận.
Những thắc mắc về quá khứ của ngài không ngừng bị phơi bày trở lại, khi nhắc đến cuộc xung đột mà có đến 30,000 người bị chế độ độc tài thủ tiêu, tra tấn hoặc bị giết. Trong khi đó, giáo hội không ngừng lập lại là ngài và giáo hội không có liên hệ ǵ với chế độ độc tài hồi thập niên 1970. Trong bài phỏng vấn được đăng trên một nhật báo ở Argentina vào năm 2010, ngài nói rằng từng giúp che chở nhiều người tránh khỏi bị bắt v́ bất đồng chính kiến, kể cả từng giúp một số khác rời khỏi Argentina. Đồng thời, ngài cũng từng vận động trực tiếp với giới lănh đạo quân sự đ̣i hỏi phải phóng thích những người bị bắt.
Thủ tướng Anh, ông David Cameron, hôm Thứ Sáu nói Đức Giáo Hoàng Francis hoàn toàn sai về vấn đề đảo Falkland, khi tuyên bố hồi năm ngoái rằng nước Anh đă “chiếm đoạt” đảo này của Argentina. Khi c̣n là tổng giám mục Tổng Giáo Phận Buenos Aires, ngài thường xuyên nói ḥn đảo thuộc chủ quyền Argentina. Ngài từng chủ tế một thánh lễ cầu hồn các tử sĩ đă bỏ ḿnh trong cuộc chiến tại quần đảo này vào năm 1982 khi Argentina đụng độ ngắn ngủi với Anh và phải chịu sự thất bại.
Một luật sư ở Chicago tên Chris Connors, 39 tuổi, cho biết, ông từng mua một “Internet domain” có tên “popefrancis.com” với mục đích giải trí hồi năm 2010. Sau khi hay tin một tân Giáo Hoàng chọn Francis làm danh hiệu, ông dự trù hiến tặng lại “domain” này cho Giáo Hội Công Giáo. Ông Connors cho biết ông đă liên lạc với các giới chức thuộc Tổng Giáo Phận Chicago, và Hồng Y George sau đó cho hay ngài đă nhận được lời nhắn đó.
Nguồn tin của một công ty về “domain” ở Anh cho biết, ngay sau khi tên Francis được tân Giáo Hoàng chọn, nhiều cư dân mạng chuyên ŕnh rập chờ cơ hội đă nhanh tay mua lại hơn 600 “domain” có tên liên quan đến chữ “francis,” trong đó có “popefrancisi.com,” do ông Andrew Chen đăng kư ở Florida; “popefrancis.org,” do một nhóm tư nhân ở Arizona đứng tên mua, và “popefrancis.fr” được đăng kư ở Úc.
Francis là một biểu tượng quan trọng
Đối với nhiều giáo dân Công Giáo, “Francis” là một biểu tượng quan trọng, v́ đó là tên của Thánh Francis de Assisi, sống vào thế kỷ 13, xuất thân trong gia đ́nh giàu có, nhưng bỏ cuộc sống nhung lụa để sống với những người khó nghèo của giáo xứ St. Peter tại Rome, với ư muốn “xây dựng lại Giáo Hội Công Giáo với những viên đá sống động là những người cùng khổ”.
“Ngài luôn tận tụy săn sóc những người bị bệnh AIDS và những bệnh tật hiểm nghèo nhất. Ngài cũng quan tâm đến những người đàn bà phải một ḿnh nuôi con, và những trẻ sơ sinh bị các linh mục khác khước từ không rửa tội,” Linh Mục Thomas Rosica, phụ tá phát ngôn viên của Ṭa Thánh Vatican, nói.
Thánh Francis de Assisi quan niệm rằng xây dựng giáo hội không phải là xây dựng các tổ chức, các bộ, các ngành, mà là xây dựng con người, nhất là những người cùng khổ.
Không phải là Giáo Hoàng đầu tiên ngoài Châu Âu
Nhiều người cho rằng Đức Giáo Hoàng Francis là người đầu tiên không phải là người Châu Âu, nhưng điều này chỉ đúng trong lịch sử cận đại.
Thật ra, vào thế kỷ thứ 8, Đức Giáo Hoàng Gregory 3, người Syria, đă lănh đạo giáo hội từ năm 731 đến năm 741 trước Tây lịch. Trước đó, c̣n có Đức Giáo Hoàng St. Evaristus, từ Bethlehem, trị v́ từ năm 97 đến năm 105; Đức Giáo Hoàng Theodore, từ Jerusalem, làm chủ chăn từ năm 642 đến năm 649; Đức Giáo Hoàng Victor, gốc Libya, từ năm 189 đến năm 199, trước Tây lịch.
Một con người khiêm tốn, b́nh dị
“Tân Giáo Hoàng là một người rất khiêm nhường,” Linh Mục Eduardo Mangiarotti, người Argentina, nói. “Mỗi ngày ngài đều đi xe bus.”
Ngoài ra, thay v́ dùng xe limousine có tài xế, khi c̣n là hồng y, Đức Giáo Hoàng Francis sống trong một chung cư, thay v́ ngôi nhà nguy nga do tổng giáo phận chu cấp. Và theo tường thuật của kư giả John Allen, đặc trách về Ṭa Thánh Vatican của CNN, ngài c̣n tự nấu ăn cho chính ḿnh, không làm phiền người giúp việc.
Và nếu ai chưa biết trước về con người khiêm tốn của Đức Giáo Hoàng Francis, họ đă bị ngài chinh phục ngay từ những giây phút đầu tiên, khi ngài kêu gọi khoảng hơn 150,000 người chen chân đứng ở công trường St. Peter cầu nguyện cho ngài, ngay phút đầu tiên ngài bước ra ban công của Ṭa Thánh, sau khi được mật nghị hồng y chọn, thay v́ chúc phúc cho họ trước.
Giám Mục Luis Rafael Zarama, thuộc Tổng Giáo Phận Atlanta ở tiểu bang Georgia, phát biểu: “Sự b́nh dị của ngài, ai cũng thấy, ngay khi ngài yêu cầu giáo dân cầu nguyện và ban phước cho ḿnh. Đó là một dấu hiệu của sự thân t́nh và khiêm tốn.”
Không những thế, khi được giới thiệu với thế giới là vị Giáo Hoàng mới của Giáo Hội Công Giáo, ngài từ chối đứng trên bục, khiến ngài cao hơn những vị hồng y cùng đứng bên cạnh.
“Ngài nói, tôi sẽ đứng dưới này,” Hồng Y Timothy Dolan, vị chủ chăn của Tổng Giáo Phận New York, kể. “Ngài đứng cùng với chúng tôi.”
(T.P. & H.G.)